Làng người Giáy ở Bát Xát

Một làng của người Giáy ở Bát Xát có khoảng từ 50 tới 100 nóc nhà hoặc hơn. Người Giáy luôn sống chan hoà với nhau, mọi người cùng làm cùng ăn, rất ít khi có chuyện xích mích tranh giành, phân biệt với các dân tộc khác.



Làng định cư người Giáy Bát Xát.

 
Chọn khu vực định cư với người Giáy phải có yếu tố đầu tiên là nguồn nước. Có nước thì con người mới sinh sống và trồng lúa nước được, có nhiều bãi đất phẳng để làm ruộng. Khi có đủ những yếu tố kinh tế thì làng không thể thiếu yếu tố tâm linh, đó là vị thế của làng. Vị thế của làng phải là vùng đất lành, luôn tạo cho con người một cảm nhận bình yên, nơi có núi để tựa lưng phía sau, phía trước có những bãi đất bằng phẳng, không che khuất tầm nhìn, những khu vực đạt yêu cầu như vậy sẽ được người Giáy chọn để lập làng.

Các làng của người Giáy sống gần nhau, một khu vực thường có 3 tới 4 làng, các làng phân tách nhau bởi cánh đồng, ngọn đồi, con suối. Mỗi làng có một rừng cấm, nơi đây cúng thánh thần của làng, ban lộc cho dân làng, rừng cấm cúng hai lần trong năm vào tháng 3 và tháng 7. Những nóc nhà trong làng thường nằm chụm lại với nhau, có một trục đường chính để đi lại, thông thường các làng có cổng làng.

Vào trong làng dân tộc Giáy, ngày xưa chỉ có người Giáy, nhưng ngày nay có sự xen cư của nhiều dân tộc khác như: Dao, Mông... Do đó mà trong làng có nhiều mối quan hệ khác nhau, những mối quan hệ ruột thịt, anh chị em sinh sống cùng nhau, có tách ra ở riêng cũng quây quần lại gần nhau. 
 
Trong lễ cúng rừng hoặc cúng thần đất, cả làng thường kiêng kỵ trong ba ngày cấm bang, không ai được làm việc. Người ta cúng thần thổ địa vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch. Dân làng thờ thần thổ địa trên những mảnh đất rộng, thoáng. Vì là nơi linh thiêng, nên thường là thờ gần một gốc cây to hoặc một tảng đá lớn.

Với thần thổ địa của gia đình hay một xóm nào đó thì người ta tự quy định ngày cúng tế và có lễ cúng đơn giản dâng lên và không có cấm kỵ gì. Mỗi làng Giáy đều có những quy định riêng về các mối quan hệ, về việc làng, phong tục… như quy định về sử dụng nguồn nước, sau là cây rừng, đất đai chăn thả gia súc...

Ở Lào Cai, ngày xưa có rất ít làng có nhiều tộc người cùng cư trú, cho nên làng của tộc người nào thì mang đậm bản sắc văn hoá của tộc người đó. Tuy nhiên, có một số làng Giáy ở gần tộc người khác như người Tày, người Nùng, người Mông, người Dao… thì các mối quan hệ xã hội, luật lệ có sự giao thoa cùng phát triển, hoà nhập để loại bỏ những hủ tục không phù hợp và phát huy bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai