Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai

Những năm gần đây, huyện Bát Xát nổi lên là điểm đến lý thú của khách du lịch. Một trong những yếu tố mang lại kết quả này là phát huy được những giá trị văn hóa tộc người. Tại các xã trên địa bàn huyện có người Hà Nhì đen sinh sống như Y Tý, A Lù, Trịnh Tường và Nậm Pung, cấp ủy đảng, chính quyền cùng bà con nơi đây đã và đang có nhiều việc làm để gìn giữ, phát huy những nét đẹp, sự độc đáo văn hóa dân tộc. Các lễ hội trong năm như tết thiếu nhi, lễ hội cấm làng, lễ hội Khô Già Già… với sắc màu riêng đã tạo điểm nhấn cho vùng đất, thu hút khách du lịch.

5.png

Theo anh Ly Xá Xuy, chủ Homestay Y Tý Clouds, du khách đến với Y Tý ngày càng nhiều, ấn tượng hơn bởi sự khác biệt, riêng có của người dân bản địa, đặc biệt là người Hà Nhì đen. Các lễ hội và tập quán lao động, sản xuất đã tạo cho con người nơi đây đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, đoàn kết, gắn bó, sẻ chia trong cộng đồng. Sự gắn kết cộng đồng cũng là điểm cộng lưu lại trong mỗi du khách khi đến với mảnh đất vùng cao biên giới này.

Xây dựng văn hoá .png
 

Sa Pa - khu du lịch quốc gia - là thương hiệu du lịch lớn của đất nước, mỗi năm đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước. Theo nhiều du khách, điểm nổi bật của Sa Pa không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn là sức hấp dẫn của văn hóa tộc người.

2.png

Là một trong những huyện vùng thấp của tỉnh, Bảo Yên - “miền đất có hai dòng sông” là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của nhiều tộc người cùng sinh sống. Trải qua các thời kỳ phát triển, đồng bào các dân tộc Bảo Yên đã tạo dựng, hình thành được vốn văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc, trở thành tinh hoa văn hóa cổ truyền, góp phần làm đa dạng, phong phú vốn văn hóa dân gian của vùng đất. Nghệ nhân ưu tú Ma Thanh Sợi - người con xã Nghĩa Đô ở tuổi “xưa nay hiếm” đã dành gần như cả cuộc đời cho việc nghiên cứu, gìn giữ, phát triển văn hóa đặc sắc dân tộc Tày huyện Bảo Yên nói chung, xã Nghĩa Đô nói riêng. Ông tự hào: "Nói tới Nghĩa Đô là nói tới những nét đẹp văn hóa của cộng đồng người Tày. Người Tày xã Nghĩa Đô giờ đã được đông du khách biết đến, tìm đến. Họ đến Nghĩa Đô không chỉ để được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn bởi sự hiếu khách, sự gần gũi, thân thương của bà con dân bản".

4.png
 

Bà Lương Thị Quyên, chủ một homestay tại bản Hón, xã Nghĩa Đô cho biết: Nhà tôi đón rất nhiều đoàn khách phương xa tới nghỉ. Họ đến trải nghiệm và đều nói rằng sẽ sớm quay trở lại vì rất thích khám phá, tìm hiểu đời sống văn hóa, lao động, sản xuất của bà con. Họ ấn tượng bởi con người nơi đây hiền hòa, mến khách, thân thiện và nét đẹp trong trang phục truyền thống, kiến trúc nhà ở, những bài hát, điệu múa uyển chuyển…

6.png

Trong tổng thể diện mạo văn hóa các dân tộc Lào Cai đã thể hiện rõ đức tính cần cù, sáng tạo, đời sống tinh thần phong phú của con người trong lao động, sản xuất. Từ người Kinh đến từ nhiều miền quê khác nhau rồi sinh cơ lập nghiệp ở mảnh đất Lào Cai cho đến đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Mông, Dao, Nùng, Giáy... bản địa đều thường trực đức tính cần cù, chăm chỉ lao động trong mỗi con người. Vì vậy, xây dựng và phát triển văn hóa con người là nền tảng tinh thần vững chắc, là nguồn lực và sức mạnh nội sinh quan trọng mở ra nhiều hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho Lào Cai.

7.png

Theo đó, Lào Cai gắn triển khai phong trào xây dựng gia đình văn hóa với triển khai các phong trào xây dựng làng, bản, tổ dân phố văn hóa. Tỉnh đã triển khai xây dựng các câu lạc bộ tuyên truyền, mô hình mẫu, hương ước, quy ước, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng... để tuyên truyền triển khai thực hiện. Nhiều mô hình làng văn hóa đặc thù được xây dựng như mô hình làng văn hóa du lịch, làng văn hóa vùng đặc biệt khó khăn, làng văn hóa sức khỏe… đã có tác động tích cực tới phát triển đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội của Nhân dân.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh được người dân đồng tình hưởng ứng và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nhờ thực hiện tốt quy định nếp sống văn hóa làng, bản du lịch và khai thác, phát huy nguồn lực văn hóa dân gian như xây dựng đội văn nghệ, tạo sản phẩm hàng hóa mỹ nghệ… nên ở mỗi điểm đến du lịch của Lào Cai không chỉ thu hút khách du lịch, nâng cao đời sống cho bà con mà còn góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển văn hóa mang bản sắc Lào Cai.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai | Báo Lào Cai điện tử (baolaocai.vn)

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

[Ảnh] Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

“Giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” là những nghi thức độc đáo được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Xá Phó ở xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên). Những nghi thức này là “linh hồn” trong lễ ăn cơm mới của cộng đồng Xá Phó. Trong văn hóa của đồng bào Xá Phó, ăn cơm mới là nét văn hóa đặc...