Bí ngân sách Mỹ: Quan ngại toàn cầu

Việc Quốc hội Mỹ không đạt thỏa thuận nâng trần nợ công từ mức 16,7 nghìn tỷ USD hiện nay sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
 
Tại Hội nghị của các quan chức tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong hai ngày 10 - 11/10 cũng như Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong các ngày 11 - 13/10 đều diễn ra tại Washington, chủ đề thảo luận chính là bế tắc chính trị tại Mỹ xung quanh vấn đề ngân sách và trần nợ, với cảnh báo được đưa ra về những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu nếu nước Mỹ vỡ nợ.

Giới chức tài chính các nước G20 lo ngại rằng việc Quốc hội Mỹ không đạt thỏa thuận nâng trần nợ công từ mức 16,7 nghìn tỷ USD hiện nay sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Bộ Tài chính Mỹ cũng cảnh báo về khả năng cạn tiền nếu trần nợ không kịp thời được nâng lên trước ngày 17/10 tới, với hậu quả sau đó có thể sẽ là một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trước thềm hội nghị thường niên của IMF và WB, các quan chức tài chính từ Trung Quốc, châu Âu và Mỹ Latinh cùng Tổng Giám đốc IMF và Chủ tịch WB cũng đã đồng tình kêu gọi Mỹ nhanh chóng vượt qua bế tắc chính trị hiện nay xung quanh vấn đề ngân sách và trần nợ để tránh gây ra những ảnh hưởng tai hại đến kinh tế thế giới.

Tại hội nghị thường niên của WB và IMF, Chủ tịch WB Jim Yong Kim đã lên tiếng cảnh báo Mỹ chỉ còn "vài ngày nữa là đến thời khắc cực kỳ nguy hiểm" vì khủng hoảng nợ của nước này. Ông kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Mỹ hãy đạt thỏa thuận nâng trần nợ của Chính phủ trước thời hạn chót vào thứ Năm tới (17/10). "Chúng ta càng tiến gần hơn tới hạn chót thì tác động với thế giới phát triển càng lớn. Không hoạt động có thể dẫn tới việc tăng lãi suất, suy giảm lòng tin và làm chậm tăng trưởng". Ông cho biết thêm, viễn cảnh này có thể là một sự kiện thảm họa đối với thế giới đang phát triển và ảnh hưởng lớn đến cả các nền kinh tế đã phát triển. Ông Kim cảnh báo đó có thể sẽ là một "sự kiện thảm khốc" cho thế giới.

Trước đó, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cũng đã cảnh báo nếu Mỹ không gia hạn được trần nợ trước ngày 17/10 thì không chỉ nước này phải hứng chịu thiệt hại về kinh tế mà còn gây hậu quả cực kỳ nặng nề đối với nền kinh tế toàn cầu. Bà Lagarde cho biết, IMF không thể đưa ra đề xuất chính trị giải quyết vấn đề song điều mà thể chế tài chính này làm là chuẩn bị đối phó tốt nhất với tình huống xấu nhất (Mỹ bị vỡ nợ). Bà Lagarde hy vọng sự chuẩn bị đó sẽ là thừa và những cảnh báo tồi tệ nhất sẽ không trở thành hiện thực.

Bộ Tài chính Mỹ sẽ cạn kiệt các quỹ nếu Quốc hội Mỹ không đạt được một thỏa thuận nào nhằm nâng trần nợ. Còn ít ngày nữa là đến hạn chót Mỹ phải khơi thông bế tắc quanh giới hạn trần nợ liên bang 16,7 nghìn tỷ USD. Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo, nếu vỡ nợ thì nước này sẽ mất quyền vay nợ và nền kinh tế sẽ phải hứng chịu thảm họa.

Với gần như toàn bộ thế giới, đây là một tin rất xấu. Đối với châu Âu, những bế tắc tài khóa của Mỹ có thể đặc biệt gây hại đến các nước thuộc khối đồng Euro (Eurozone) trong bối cảnh họ đang cố gắng kiểm soát các vấn đề nợ công của mình và tăng cường phục hồi kinh tế. Nếu hỗn loạn ở Mỹ dẫn tới vỡ nợ vào tháng tới thì nó cũng sẽ là một tiền lệ cực xấu đối với Eurozone vì các thành viên của khối đang trải qua các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm thoát khỏi nợ nần.

Nếu Mỹ bị vỡ nợ thì các nhà đầu tư có thể mất lòng tin vào khả năng Mỹ thanh toán các khoản nợ, dẫn tới các mức lãi suất cao hơn từ những người cho vay nước ngoài. Trong viễn cảnh tồi tệ hơn, các chủ đầu tư nước ngoài có thể không cảm thấy tin tưởng mua trái phiếu Mỹ.

Tuần này, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, bởi thực tế là sự phục hồi ở các nền kinh tế phát triển, trong đó có Mỹ, sẽ không bù đắp được cho sự suy giảm tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi. IMF cũng cảnh báo việc Mỹ giảm quy mô chương trình mua trái phiếu sẽ dẫn đến việc lãi suất dài hạn tăng và dòng vốn bị tháo chạy khỏi các nền kinh tế mới nổi./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...