Dân số và đô thị hóa - những thách thức đối với cung cấp năng lượng bền vững

Thách thức về cung cấp năng lượng bền vững cho dân số thế giới ngày càng tăng với tác động môi trường tối thiểu là chủ đề chi phối chương trình của Hội nghị Năng lượng thế giới diễn ra ngày 14/10 tại Deagu, Hàn Quốc.
 
Phát biểu tại hội nghị, ông Khalid al-Falih, Chủ tịch tập đoàn xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco cho biết hiện nay có ít nhất 1/3 dân số thế giới tiêu thụ hơn 2/3 nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trên toàn cầu. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng lên 9 tỷ người và nhu cầu về năng lượng sẽ tăng mạnh để đáp ứng mong muốn về một cuộc sống phồn vinh.

Trong một báo cáo công bố tại Hội nghị ở Daegu, Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) đã nêu ra một loạt thách thức từ tình trạng tăng dân số cùng với việc đô thị hóa nhanh chóng. Báo cáo đưa ra hai kịch bản về năng lượng, được gọi là "Jazz" và "Symphony" cho thế giới trong 4 thập kỷ tới.

Theo kịch bản "Jazz" - trong đó vạch ra một chính sách năng lượng được dẫn dắt bởi thị trường, tập trung vào cung ứng năng lượng (đầu vào), khả năng thanh toán và chất lượng cung ứng, tổng sản lượng năng lượng cung ứng sơ bộ có thể tăng 61% vào năm 2050. Còn kịch bản "Symphony" do Chính phủ chỉ đạo - trong đó tập trung vào tính bền vững môi trường và an ninh năng lượng, dự tính sẽ giúp tăng 27% lượng cung ứng. Tuy nhiên, cả hai kịch bản này đều cho thấy một sự gia tăng đáng kể về nguồn cung mà tỷ lệ tăng như vậy sẽ vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.

Theo báo cáo, xét về tổng thể, ước tính tới năm 2030, khoảng từ 730 đến 880 triệu người vẫn không có điện dùng, chủ yếu ở khu vực Nam Sahara của châu Phi, và đến năm 2050, con số này sẽ chỉ giảm xuống mức 319 - 530 triệu người. Giám đốc chính sách của WEC, ông Karl Rose cho biết mặc dù có nhiều cơ hội cho một loạt các giải pháp công nghệ trong tương lai, nhưng vấn đề chốt lại là nhu cầu tiếp tục tăng với một tỷ lệ không bền vững. Trong cả hai kịch bản trên, châu Á sẽ chiếm gần 50% lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu vào năm 2050. Việc đảm bảo cung cấp năng lượng sẽ đòi hỏi đầu tư rất lớn trong hai thập kỷ tới, mà theo Chủ tịch Aramco ước tính có thể vào khoảng 40.000 tỷ USD, tức gần bằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ gộp lại.

Báo cáo của WEC cũng nêu rõ đầu tư cho riêng lĩnh vực phát điện sẽ tiêu tốn từ 19.000 đến 25.000 tỷ USD mới có thể đáp ứng được nhu cầu về điện vào năm 2050. Mặc dù nguồn năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tăng nhanh chóng, WEC cho biết nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ tiếp tục chiếm ưu thế và chi phối nguồn năng lượng toàn cầu, chủ yếu do nhu cầu về nhiên liệu vận tải./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...