Giám đốc ADB: Tiến độ các dự án ODA đang tăng tốc

Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng những quy định mới của Việt Nam giúp đẩy nhanh đáng kể việc thực hiện dự án và cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn ODA.
Ông Tomoyuki Kimura
Là một trong những nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này tại Việt Nam trong 20 năm qua?

Ông Tomoyuki Kimura: Tính đến ngày 30/9/2013, ADB đã cung cấp cho Việt Nam nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) trị giá 12,7 tỷ USD.

Các báo cáo đánh giá sau khi kết thúc dự án cho thấy rằng với tỉ lệ thành công là 90%, phần lớn các dự án của ADB từ trước đến nay mang lại kết quả tốt, đạt mục tiêu đề ra.

Đặc biệt, Báo cáo đánh giá chương trình viện trợ quốc gia 2009 (CAPE) đối với Việt Nam cho thấy các dự án do ADB hỗ trợ đã xây mới hoặc nâng cấp 366 trường học ở 21 tỉnh thành, 85 bệnh viện tuyến huyện và tuyến vùng, 87 trung tâm y tế được xây dựng hoặc nâng cấp. Hệ thống thủy lợi được cải thiện trên diện tích tưới 660.000 ha. Viện trợ của ADB trong ngành giao thông vận tải đã cải thiện được khoảng 1.000km đường quốc lộ, 4.000 km tỉnh lộ và huyện lộ, 2.100 km đường nông thôn và hàng trăm cây cầu nhỏ…

Ngoài hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thông qua tài trợ phát triển hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực, ADB còn đóng góp thúc đẩy phát triển bền vững bằng cách nâng cao khả năng ứng phó với suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu, hòa nhập xã hội và bình đẳng giới,  tăng cường thực thi chính sách và nâng cao năng lực thể chế…

Bên cạnh những kết quả  đạt được, việc giải ngân và một số dự án ODA tiến độ còn chậm. Theo quan điểm của ông, cần phải làm gì để giải quyết những vấn đề này?

Giám đốc Tomoyuki Kimura: ADB đã phê duyệt gần 130 dự án vốn vay ODA, một nửa số dự án đó đã hoàn tất. Tuy nhiên, ADB cũng thừa nhận rằng một số dự án còn chậm trễ trong quá trình thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc những lợi ích mong đợi của các dự án được mang đến với người dân chậm hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Ngoài ra, chi phí thực tế của các dự án cũng bị tăng lên do yếu tố lạm phát, và để cho các hoạt động của dự án khớp với ngân sách ban đầu, nhiều dự án đã phải thu hẹp quy mô.

Vấn đề chính vẫn là chậm trễ trong giai đoạn khởi động và cơ chế phê duyệt dự án. Cả ADB và Chính phủ Việt Nam đều nhận thức được rằng nếu không thay đổi căn bản toàn bộ quy trình này thì sẽ rất khó cải thiện được hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác phía Chính phủ Việt Nam để rà soát và cải thiện thủ tục nhằm khắc phục những bất cập này.

ADB hoan nghênh Nghị định 38 mà Chính phủ Việt Nam mới ban hành về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi khác. Theo đó, công tác đấu thầu các dự án ODA có thể triển ngay trước khi phê duyệt khoản vay, giúp đẩy nhanh đáng kể việc thực hiện dự án và cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn ODA.

Bên cạnh đó, cần có các cơ chế sàng lọc kỹ lưỡng hơn để đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện dự án, mức  độ chuyên nghiệp của các Ban Quản lý Dự án...

Những ưu tiên và định hướng trong chính sách ODA của ADB đối với Việt Nam trong tương lai là gì, thưa ông?

Ông Tomoyuki Kimura: Chiến lược đối tác quốc gia hiện nay (CPS) của ADB cho giai đoạn 2012-2015 hoàn toàn phù hợp với Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

ADB ưu tiên viện trợ cho Việt Nam trong 6 lĩnh vực: Nông nghiệp và tài nguyên, giáo dục, năng lượng, tài chính, giao thông vận tải, và cấp nước, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị khác.

Hỗ trợ quản lý khu vực công cũng được lồng ghép vào chương trình Việt Nam của ADB nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế và cung cấp dịch vụ công.

ADB đánh giá cao quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy chương trình cải cách và tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế. Chương trình cải cách DNNN sẽ được ADB tiếp tục hỗ trợ để đạt hiệu quả cao nhất. ADB tích cực tham gia đối thoại chính sách với Chính phủ Việt Nam về quản lý kinh tế vĩ mô và cải cách khu vực tài chính, trong đó có thị trường vốn và thị trường tiền tệ.

Chúng tôi còn hướng tới việc theo đuổi kết hợp các biện pháp tài chính, đòn bẩy, và kiến thức để hỗ trợ cho quá trình phát triển của Việt Nam.

Để đẩy nhanh hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng chương trình thí điểm hợp tác Nhà nước-tư nhân (PPP).

Trên cơ sở quan hệ đối tác mạnh mẽ hiện nay với Chính phủ Việt Nam, và quan hệ với tất cả các bên có liên quan khác, ADB luôn sẵn sàng tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...