Ngân hàng Thế giới khẳng định cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam

Ngày 17/10, nhân kỉ niệm 20 năm hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ (ODA), bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đưa ra một số đánh giá, nhận định về sự phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm qua.
 

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P)

Bà Victoria Kwakwa đánh giá, 20 năm qua đã chứng kiến những tiến bộ phát triển vượt bậc của Việt Nam. Năm 1993, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập đầu người chỉ khoảng 100 đô la Mỹ, và các chỉ số thấp kém về phát triển xã hội.

Ngày nay, Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình đang lên, với nền kinh tế có quy mô gần 154 tỉ đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 1700 đô la Mỹ. Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% năm 2012.

Việt Nam đã đạt được 5 trong số 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs) ban đầu và đang trên đường hoàn thành nốt hai mục tiêu nữa vào năm 2015. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn cầu về tiến triển hoàn thành MDGs. Cho dù tính theo cách nào thì những thành tựu của Việt Nam trong 20 năm qua cũng là nổi bật.

Bà Victoria Kwakwa cho rằng, thành công của Việt Nam có được là nhờ vào tầm nhìn và quyết tâm của Chính phủ, cũng như tinh thần chịu khó và khởi nghiệp của người dân Việt Nam. Là đối tác phát triển, chúng tôi rất tự hào được đồng hành cùng Việt Nam trong chặng đường đáng nhớ này và được đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Bà cũng khẳng định, làm việc cùng Việt Nam đã là cơ hội cho Ngân hàng Thế giới được kiểm nghiệm những ý tưởng mới, và cho thấy rằng hỗ trợ phát triển thực sự có hiệu quả.

ODA cho Việt Nam trong 20 năm qua bao gồm cả ý tưởng, kiến thức và tài chính. Ba yếu tố này của quan hệ đối tác ODA đã đi cùng nhau để hỗ trợ chuyển đổi kinh tế và xã hội Việt Nam trong thời gian qua. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của cả ba yếu tố. Tài chính mà thiếu ý tưởng, không có chia sẻ về kiến thức thì cũng không đem đến kết quả tốt. Cũng như vậy, kiến thức và ý tưởng sẽ không đến với cuộc sống nếu thiếu tài chính.

Đối với Ngân hàng Thế giới, bà Victoria Kwakwa cho biết đã đáp ứng nhu cầu của Việt Nam một cách hiệu quả về mặt ý tưởng trong giai đoạn đầu khi Ngân hàng thế giới chưa thể hỗ trợ tài chính cho Việt Nam là một trong những điểm sáng trong quan hệ đối tác giữa hai bện. Ngân hàng Thế giới có cơ hội tìm hiểu thêm về Việt Nam, cũng như đưa các quan chức Việt Nam đến với kinh nghiệm của các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước Liên Xô cũ đang chuyển đổi và Trung Quốc. Việc không có hỗ trợ tài chính trong giai đoạn mới hợp tác lại này sau đó được nhìn nhận rằng chúng ta có thể xây dựng và chia sẻ hiểu biết mà không có áp lực về hoạt động cụ thể. Nhiều quan chức thời đó đã nhận định rằng Ngân hàng Thế giới đã “chung tay” đễ hỗ trợ Việt Nam tái hội nhập với thế giới. Tôi biết rằng việc tập trung vào kiến thức và ý tưởng cũng là điểm đặc chung của quan hệ Việt Nam và nhiều đối tác phát triển khác.

Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam tham gia vào WTO là một đỉnh cao trong việc hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam cũng đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều đối tác phát triển. Việc chuẩn bị Luật Doanh Nghiệp 1999 cũng nhận được sự hỗ trợ của UNDP và một vài đối tác khác cũng đã là một sự kiện quan trọng trong việc chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam.

Hỗ trợ tài chính cũng quan trọng. Tại hội nghị bàn tròn Pa-ri 1993, các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ 1,9 tỉ đô la Mỹ cho sự phát triển của Việt Nam. Kể từ đó thì mức cam kết ODA tăng dần, đặc biệt trong thập kỉ cuối của thế kỉ vừa qua. Năm 2011, tổng cam kết là 7,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó số lượng đã ký là 6,3 tỉ. Tính tổng cộng, từ năm 1993, gần 52 tỉ đô la Mỹ hỗ trợ phát triển đã được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phần lớn nhất trong số ODA, khoảng 66% đã được dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng, trong khi các lĩnh vực khác như xã hội, nông thôn và phát triển kinh tế, môi trường mỗi lĩnh vực nhận được gần 10%. Khoảng 74% được sử dụng qua các bộ ngành trung ương, và khoảng 26% thông qua chính quyền địa phương. Nguồn ODA đã đóng vai trò kích thích đầu tư nước ngoài thông qua việc ODA đóng góp vào cải thiện môi trường kinh doanh cũng như qua việc tạo ra định hướng và xây dựng lòng tin.

Trong 20 năm qua, đã có tiến triển và đa dạng hóa mạnh mẽ của các loại hình ODA. Trong thập niên 1990 nhiều chương trình ODA chủ yếu hoạt động thông qua hình thức các dự án . Thiên niên kỷ mới đã có những chương trình ODA lồng ghép với Những Mục tiêu Phát triển Việt Nam (VDGs), Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện (CPRGS) và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm(SEDP) và đồng thời với những thay đổi hướng tới hài hòa hóa viện trợ. Hỗ trợ ngân sách trực tiếp, các hướng tiếp cận theo chương trình và hoạt động thông qua các chương trình và các hệ thống quốc gia đã trở nên phổ biến hơn. 10 gói dự án của chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) thu hút sự tham gia của rất nhiều đối tác phát triển, hỗ trợ của AusAid, Đan Mạch, Vương Quốc Anh cho chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn và hỗ trợ tài chính gần đây của Ngân hàng Thế giới và AusAid cho các chương trình hoạt động dựa vào kết quả để hỗ trợ các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch nông thôn là một số ví dụ về các hình thức hỗ trợ mới.

Theo bà Victoria Kwakwa, một nguyên nhân chính đóng góp vào sự thành công vượt bậc của quan hệ đối tác ODA của Việt Nam là do vai trò làm chủ quốc gia của Chính phủ trong tầm nhìn và chương trình nghị sự phát triển. Việt Nam đã tìm kiếm ý tưởng, tri thức và thậm chí cả tư vấn từ các đối tác phát triển và tìm cách để hiện thực hóa và áp dụng phù hợp với hoàn cảnh của chính mình. Điều này có nghĩa là ý tưởng của các đối tác phát triển không hề bị áp dụng một cách “dập khuôn và cứng nhắc”. Trong một vài trường hợp với nhận thức muộn màng, mối quan hệ đối tác mạnh mẽ này đã buộc chúng tôi là những đối tác phát triển phải trở nên năng động và sáng tạo hơn khi làm việc với Việt Nam để áp dụng những ý tưởng và tư vấn phù hợp hơn với hoàn cảnh của Việt Nam. Chúng tôi đã cùng rút ra những bài học với các cơ quan đối tác của Việt Nam và kết quả đạt được trong hầu hết các trường hợp đã thực sự tốt hơn.

Một nhân tố khác là Chính phủ đã sử dụng hỗ trợ ODA như là các phương tiện để thử nghiệm các lựa chọn chính sách khác nhau trong hàng loạt các ngành. Những thí điểm và thử nghiệm thành công đã được thể chế hóa trong hệ thống lập pháp và triển khai rộng rãi và nhân rộng thông qua các chương trình của Chính phủ hay là một phần của các cơ quan cung cấp dịch vụ chuẩn mực. Một vài ví dụ về các mô hình chính sách thành công này có thể kể đến như Lớp học tại đồng ruộng về quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM Farmer Field Schools), Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân sách phát triển cộng đồng và các dịch vụ hành chính một cửa .

Tuy nhiên bà Victoria Kwakwa, cũng nhấn mạnh, cần nhớ rằng Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi. Vẫn còn rất nhiều nguồn ODA chưa được giải ngân. Nguồn ODA ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và JICA chưa được giải ngân lên tới gần 17 tỉ đô la Mỹ. Nếu giải ngân được khoảng 3-4 tỉ trong số này mỗi năm thì cũng đảm bảo nguồn ODA trong vòng 4 đến 6 năm tới. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được nhận tài chính ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới trong khuôn khổ IDA 17. Như vậy Việt Nam có đủ thời gian để chuyển đổi một cách nhịp nhàng sang việc sử dụng nhiều hơn những nguồn tài chính khác bên cạnh ODA truyền thống. Và cuối cùng, quá trình phát triển tương lai cũng cần chú ý tới việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực có hạn trong nước.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ (ODA), bà Victoria Kwakwa cũng khẳng định lại cam kết tiếp tục hỗ trợ phát triển cho Việt Nam và cùng hợp tác để tìm cách sáng tạo hơn trong việc đưa mối quan hệ đối tác và những khả năng tài chính mới nhằm đạt được mục tiêu chung.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, duy trì hoạt động ổn định các hệ thống thông tin trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn như Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế lao động 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các...

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng...