Việt Nam đang nhận được nhiều sự tin tưởng của các nhà tài trợ

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, con số hơn 78 tỷ USD tổng số vốn ODA cam kết của các nhà đầu tư đã cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế cũng như những chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.
 
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương.
 (Ảnh: laocai.gov.vn) 
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, những kết quả mà Việt Nam đạt được trong việc thu hút vốn ODA được thể hiện rõ rệt nhất qua 3 chỉ tiêu là vốn ODA cam kết, vốn ODA ký kết và vốn ODA giải ngân.
 
Cụ thể, tổng vốn ODA ký kết đạt trên 63,05 tỷ USD với các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 42,09 tỷ USD, chiếm trên 66,75% tổng vốn ODA ký kết. Trong đó tỷ lệ giải ngân của các nhà tài trợ như Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB) đã có những chuyển biến tích cực.
 
Tuy nhiên theo Thứ trưởng, việc thực hiện và giải ngân các dự án ODA vẫn còn tồn tại một số hạn chế do các thể chế, chính sách và các hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa đồng bộ. Những khác biệt về thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ mặc dù đã có những tiến bộ những vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt.
 
Theo đó trong thời gian tới, cần tiếp tục hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ, đặc biệt trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng và tái định cư, đấu thầu, quản lý tài chính, kiểm toán; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Đồng thời, cần sớm sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, quy định ODA và vốn vay ưu đãi trong Luật Đầu tư công và khắc phục tình trạng kiêm nhiệm và biến động nhân sự của ban quản lý dự án để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các dự án./.
(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...