Lễ Cum lẩm của người La Chí

Lễ mừng cơm mới (Cum lẩm) có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sản xuất của người La Chí, được tổ chức để tạ ơn tổ tiên đã giúp đỡ gia đình có vụ mùa bội thu và cầu mong vụ mùa mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
 


Người La Chí thường chọn ngày Dậu đi ngắt lúa.

Người La Chí chọn ngày Tuất để tổ chức lễ cơm mới.Đây là nghi lễ rất quan trọng nên trước ngày tổ chức, người vợ của chủ nhà được ví như “mẹ lúa” sẽ phải dậy rất sớm chuẩn bị gùi, nhíp đi ngắt những bông lúa đầu tiên đồ cơm mới cúng tạ ơn tổ tiên. Việc đi ngắt những bông lúa đầu tiên còn có ý nghĩa rất thiêng liêng, bởi đây còn là nghi lễ “rước” hồn lúa về, với mong muốn cầu cho mùa vụ mới của gia đình sẽ may mắn, thuận lợi.

Khi đi ngắt lúa, “mẹ lúa” kiêng không cho người khác biết, kiêng gặp người lạ, khi đi trên đường nếu gặp người khác cũng không chào, không hỏi, vì họ quan niệm nếu hỏi chuyện, hồn lúa hoảng sợ sẽ đi mất thì năm sau mùa màng của gia đình sẽ không được may mắn. Khi hái bông lúa đầu tiên, “mẹ lúa” nói nhỏ “Hồn gạo, hồn thóc đừng có chạy”, sau đó hái ba bông đầu gói vào một lá chuối theo lý đó là hồn gốc lúa được cất vào trong gùi rồi mới tiếp tục ngắt các bông lúa khác.

Các cum lúa hái về được cất trong kho thóc để tránh trẻ nhỏ trông thấy, sờ vào vì họ sợ sau này khi nấu cơm hay bị sống, sẽ không may mắn cho gia đình. Đến đêm, khi các thành viên trong gia đình đã ngủ say, “mẹ lúa” lấy các cum lúa mới ra sấy trên bếp rồi cho vào cối giã, sàng, sảy thành gạo để sáng sớm hôm sau dậy đồ cơm. Người La Chí chỉ dùng gạo nếp để làm cơm mới cúng tổ tiên.

 

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng trong lễ Cum lẩm.

Đến ngày Tuất, các gia đình đều mời thầy cúng trong làng đến cúng giúp. Lễ vật dâng trong lễ cơm mới của người La Chí rất đơn giản gồm: Cá, rượu, thịt trâu (miếng da trâu), đặc biệt không thể thiếu được thịt chuột (để cả con). Lễ vật được bày lên mâm gỗ đặt trước bàn thờ tổ tiên để thầy cúng làm lễ. Sau khi đã gọi tổ tiên, hồn lúa về nhà, chủ nhà hoặc con trai của chủ nhà sẽ xin cơm, xin rượu của tổ tiên để mùa vụ năm sau gia đình làm ăn được may mắn hơn. Nghi lễ cúng xong, mọi người cùng nâng chén chúc cho gia đình bước sang mùa vụ mới được may mắn, thuận lợi./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai