Tăng cường hội nhập khu vực sẽ giúp các nước châu Á phát triển hiệu quả hơn

Báo cáo theo dõi hội nhập kinh tế châu Á (AEIM) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, Chính phủ các quốc gia châu Á cần phải tiến hành những hành động ở cấp độ quốc gia cũng như ở cấp độ khu vực, nhằm khai thác tối đa những lợi ích của các sáng kiến hội nhập để có một vị thế vững vàng trước những biến động đang diễn ra của nền kinh tế toàn cầu.
 
Ông Iwan J. Azis - Trưởng Văn phòng Hội nhập kinh tế khu vực của ADB, cơ quan xây dựng báo cáo cho biết: Tăng cường hội nhập khu vực sẽ giúp các quốc gia châu Á đang phát triển đạt được hiệu quả và hiệu suất cao hơn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục biến động. Để thực hiện điều đó và tránh trở thành nạn nhân của những áp lực bảo hộ trong nước, các Chính phủ cần phải hành động ngay để phê chuẩn, triển khai và thực thi các hiệp định khu vực.



Trụ sở chính của ADB tại Manila, Philippines. (Ảnh: adb.org)

Báo cáo theo dõi hội nhập kinh tế châu Á (AEIM) ghi nhận rằng châu Á gần đây chứng kiến những tiến bộ khác nhau về hội nhập và hợp tác khu vực, trong bối cảnh môi trường tài chính và kinh tế có sự biến đổi. Trao đổi thương mại và dòng vốn giữa các nước đã chậm lại, mặc dù có những cải thiện trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, mua bán trái phiếu, tín dụng ngân hàng và du lịch. Quá trình hướng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang tiến lên vững chắc, nhưng với tốc độ chậm. Khu vực cần cố gắng hơn nữa để giải quyết những rào cản đối với thương mại trong những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như: Nông nghiệp, sắt thép và xe hơi... giảm bớt những rào cản phi thuế quan đang ngày càng thay thế những biện pháp thuế quan gây trở ngại đối với thương mại quốc tế.

Tất cả những lĩnh vực khó khăn như tự do hóa thương mại dịch vụ hay ban hành những chính sách cạnh tranh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi những hành động ở cấp độ quốc gia hơn là những hành động ở cấp độ khu vực. Với những việc như vậy, mốc mục tiêu năm 2015 là một thời điểm bước ngoặt chứ không phải là đích đến cho việc thực hiện toàn bộ những mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mà ASEAN đã đề ra.

Báo cáo cho rằng, cần phải tiếp tục thực hiện những công việc sau năm 2015, đặc biệt là việc tăng cường khả năng dịch chuyển của lao động, để những người lao động có kỹ năng cũng như không có kỹ năng có thể dịch chuyển dễ dàng hơn giữa các nước. Khả năng dịch chuyển dễ dàng hơn của lao động sẽ cho phép khu vực tận dụng tối đa những lợi ích của tất cả các cải cách khác đem lại.

Cũng cần phải giải quyết những trở ngại khác đối với thương mại như các loại phí, thủ tục hải quan rườm rà và tài chính thương mại. Giải quyết những vấn đề này sẽ đem lại những lợi ích thương mại lớn. Cứ giảm được 1% chi phí giao dịch liên quan đến thương mại sẽ giúp tăng thêm 43 tỷ USD lợi ích cho toàn cầu. Những hành động ở cấp độ quốc gia kết hợp với một hiệp định đa phương về thuận lợi hóa thương mại dự kiến được ký tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 9 của Tổ chức Thương mại Thế giới tổ chức tại Indonesia từ ngày 3 – 6/12 sẽ là những yếu tố chủ chốt để đạt được những lợi ích này.

Báo cáo cho rằng, hợp tác khu vực có thể giải quyết những vấn đề bấp bênh về kinh tế và các thách thức xuyên quốc gia khác như: Biến đổi khí hậu, y tế và tranh chấp lãnh thổ. Điều này có thể đạt được thông qua tăng cường đối thoại chính sách, củng cố các thể chế khu vực, cải thiện liên kết giao thông, làm sâu sắc hơn những thị trường vốn trong khu vực và hệ thống bảo vệ an ninh tài chính.

Các nền kinh tế cũng cần tỉnh táo trước những rủi ro tăng lên từ việc đi vay của các ngân hàng Nhật Bản và Australia trong bối cảnh quy mô và xu hướng của những dòng vốn tín dụng ngân hàng trong khu vực, đặc biệt khi những ngân hàng này đã thay thế các ngân hàng châu Âu trong việc cung cấp một lượng vốn đáng kể cho nhu cầu của khu vực sau cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng Euro./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.