Thổ cẩm Nậm Sài

Từ lâu, nghề dệt thổ cẩm đã gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc thiểu số ở Sa Pa nói chung và đồng bào Xa Phó ở xã Nậm Sài nói riêng. Dệt thổ cẩm là nét đẹp truyền thống và là một trong những tiềm năng du lịch đặc trưng của huyện Sa Pa.
 


Sản phẩm thổ cẩm dân tộc Xa Phó.

Gia đình bà Lý Thị Ngai ở thôn Nậm Sang là một trong những hộ gắn bó với nghề dệt thổ cẩm từ khá lâu đời, bà hiện là trưởng nhóm của mô hình thổ cẩm thôn Nậm Sang. Bà Ngai cho biết: Đồng bào Xa Phó quan niệm rằng sự khéo léo của phụ nữ thể hiện trên nét hoa văn của mỗi bộ trang phục. Vì thế, ngay từ nhỏ, các cô gái đã phải học cách dệt và thêu để tự may trang phục cho mình. Với bàn tay khéo léo, phụ nữ Xa Phó có thể dệt được rất nhiều mẫu hoa văn trên các đồ dùng như váy, áo, túi xách, khăn…

Bà Ngai cho biết thêm, để góp phần gìn giữ nét văn hóa của dân tộc, bà đã quyết định chuyên tâm làm nghề dệt. Khi nhận thấy có thể “sống được” với nghề dệt thổ cẩm, bà Ngai đã quyết định rủ chị em trong thôn cùng nhau dệt và đưa đi bán ở trung tâm thị trấn Sa Pa cho khách du lịch. Theo bà Ngai, mặc dù đầu ra khó, nhưng nếu dệt đẹp và dệt thành thạo các loại hoa văn thì vẫn có thu nhập cao.

Ngoài công việc vụ mùa, phụ nữ dân tộc Xa Phó lại mải miết cùng cây kim, sợi chỉ để làm ra những sản phẩm thổ cẩm mang đậm bản sắc dân tộc./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai