Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng của Lào Cai đạt 56,91%; Lào Cai trở thành 1 trong 10 tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất toàn quốc. Nhằm tiếp tục phấn đấu nâng cao diện tích, chất lượng rừng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 60%, cao hơn bình quân cả nước 18%.

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, kinh tế lâm nghiệp nói riêng, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 10 ngày 26/8/2021 về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Lào Cai sẽ phát triển lâm nghiệp hàng hóa theo hướng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp bền vững, tập trung vào 2 sản phẩm chủ lực, gồm cây quế (đến năm 2025 có 52.000 ha, giá trị trên 1.200 tỷ đồng; đến năm 2030 có 66.000 ha, giá trị khoảng 1.800 tỷ đồng; đến năm 2050 có 68.000 ha); vùng nguyên liệu gỗ (đến năm 2025 có 101.500 ha, giá trị trên 900 tỷ đồng; năm 2030 có 112.000 ha, giá trị 1.400 tỷ đồng; đến năm 2050 duy trì ổn định vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung với 112.000 ha).

Để đạt mục tiêu đề ra, ngành lâm nghiệp tham mưu cho tỉnh điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với yêu cầu sản xuất; quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Đối với vùng thấp, phát triển rừng trồng tập trung để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến lâm sản; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển rừng thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, thị trường. Đối với khu vực vùng cao, nghiên cứu lựa chọn các loại cây trồng bản địa, cây đa mục đích, phát triển lâm sản ngoài gỗ…

Tuần tra bảo vệ rừng.

Lào Cai đang chuyển đổi mạnh mẽ từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp hàng hóa (chuyển từ thực hiện theo kế hoạch sang thích ứng với thị trường), nhất là tại các huyện vùng thấp. Bước đầu, tỉnh đã hình thành vùng nguyên liệu gỗ với hơn 90.000 ha và gắn với hệ thống cơ sở chế biến với công suất phù hợp. Xây dựng vùng trồng quế gần 45.000 ha, trong đó có gần 4.000 ha đạt chứng nhận hữu cơ, gắn với 10 cơ sở chế biến tinh dầu công suất trung bình từ 60 tấn sản phẩm/năm; thị trường tiêu thụ khá ổn định trong nước và tại một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc… Hình thành các sản phẩm lâm sản mang thương hiệu Lào Cai như tinh dầu quế, ván ghép thanh, ván dán… Chủ động xây dựng và phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng, làm cơ sở cấp chứng chỉ rừng bền vững và quan trọng hơn là hướng tới các thị trường có giá trị gia tăng cao.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp; triển khai, thực hiện đầy đủ, toàn diện chính sách khuyến khích phát triển, trong đó tập trung giải quyết các vấn đề về đất đai, huy động nguồn vốn, hỗ trợ ứng dụng khoa học – kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống, xúc tiến thương mại. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu sâu, bệnh và thích nghi vùng sinh thái để đưa vào trồng rừng. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu; gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; hỗ trợ xây dựng thương hiệu các sản phẩm lâm sản, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm lâm sản chủ lực của Lào Cai. Huy động tối đa, lồng ghép nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn ODA để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đầu tư, phát triển sản xuất lâm nghiệp…

Quang Nguyễn

Tin Liên Quan

Lào Cai tiếp tục nhân rộng mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa”

Năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa nhằm khuyến khích, vận động người dân không sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, khuyến khích thay thế túi nilon bằng các loại túi khác thân thiện với môi trường.

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường hằng năm (từ ngày 29/4 đến ngày 6/5) do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 1998 và được các Ban ngành Trung ương, địa phương và Nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng giúp đạt được những kết quả đáng khích lệ về cấp nước và vệ sinh góp phần làm...

Lào Cai: Quyết liệt hoá giải các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông

Với mục tiêu kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai và các ngành chức năng đã và đang tham mưu UBND tỉnh các giải pháp quyết liệt xử lý các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Công điện số 03/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Phát huy vai trò thanh niên trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Lực lượng thanh niên Lào Cai hiện có trên 150.300 người, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, lực lượng đoàn viên thanh niên Lào Cai đã tích cực tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với tinh thần xung kích tình nguyện, chung tay cùng các lực lượng chức năng bảo đảm ATGT cho Nhân dân.