Âm thanh Pí lè

Dân tộc Tày ở Lào Cai có vốn văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, thể hiện qua các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội và các tập quán sinh hoạt tín ngưỡng. Trong đó, có một loại nhạc cụ độc đáo - đó là kèn Pí lè.
 
Kèn Pí lè được làm từ loại gỗ cứng, chắc, bền. Người Tày sử dụng Pí lè trong các nghi lễ cúng thần, Lồng tồng, lễ cưới hỏi, vào nhà mới… Pí lè là nhạc cụ thuộc họ hơi, không chỉ khác về cấu tạo hình dáng nhỏ, gọn, chất liệu âm thanh vang vọng, tưng bừng mà còn là biểu tượng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào Tày.



Thổi kèn Pí lè trong dịp lễ hội.

Thân Pí lè là một ống gỗ đục rỗng hình trụ, có chiều dài từ 30 - 40cm, chia làm 10 đốt được dùi lỗ nhỏ hình tròn, các đốt tạo thành bởi sự phân chia giữa các gờ ở mỗi đốt (gần giống đốt tre), trong đó có 7 đốt ở giữa được dùi lỗ nhỏ phía trước, bố trí khoảng cách đều nhau tạo thành một hàng dọc. Loa kèn là phần cuối của cây kèn, được làm bằng lá đồng mỏng, uốn hình chóp cụt, có độ dài khoảng 10cm, đường kính 12cm, đầu nhỏ của loa nối liền với ống kèn. Phần đầu nhỏ của ống kèn được dùi một lỗ tròn dùng để buộc dây từ đầu tới loa kèn.

Người thổi Pí lè bằng cách lấy hơi đằng mũi, đẩy hơi ra miệng tác động vào những lỗ nhỏ thân kèn, hơi luồn qua lỗ nhỏ liên tục như vậy, nghệ nhân thổi kèn hàng giờ không cần ngắt hơi. Khi biểu diễn, tùy thuộc vào nội dung bài hát, trong mỗi nghi lễ khác nhau, người thổi kèn áp dụng các kỹ thuật rung hơi, vuốt hơi, phối hợp với các ngón bấm, ngón vuốt, ngón vỗ trên thân kèn… để tạo ra những âm thanh bay bổng, dồn dập, da diết nhưng phù hợp với khung cảnh diễn ra nghi lễ.

Pí lè thường có hai kích cỡ to, nhỏ khác nhau, khi thổi phải có hai người thổi cùng nhau, hai thứ âm thanh to, nhỏ hòa quyện tạo cảm xúc tưng bừng, nhộn nhịp./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai