Hoàn tất giai đoạn 2 tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria

Thông báo từ Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) ngày 31/10 cho biết, cơ quan này đã hoàn tất việc tiêu hủy toàn bộ các thiết bị sản xuất, pha trộn và đóng gói vũ khí hóa học mà chính quyền Syria công bố. Như vậy, công việc này đã hoàn tất sớm 1 ngày so với thời hạn chót được OPCW đề ra.
 
Trong một thông báo, OPCW cho biết các chuyên viên của Liên hợp quốc và OPCW đã hoàn thành giai đoạn 2 (bắt đầu từ 1/10) công việc tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria. OPCW khẳng định các nhóm thanh sát viên đã kiểm tra 21 trong số 23 địa điểm cất giữ vũ khí hóa học tại Syria. Ở 2 địa điểm còn lại, họ chưa thể tiếp cận vì quá nguy hiểm.

Thời hạn tiếp theo bắt đầu từ ngày 1 - 15/11, OPCW và Syria phải đạt được một thỏa thuận tiêu hủy chi tiết, bao gồm cả cách thức và thời gian tiêu hủy toàn bộ hóa chất độc hại và vũ khí hóa học tại nước này.

Giai đoạn thứ 3 của nhiệm vụ tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria kéo dài đến 30/6/2014, sẽ là phức tạp nhất. Dự kiến, các vũ khí hóa học của Syria sẽ được tiêu hủy hoàn toàn trong giai đoạn này.

Kho vũ khí hóa học của Syria được cho là bao gồm hơn 1.300 tấn khí độc thần kinh sarin, khí mù tạc gây bỏng và các loại hóa chất bị cấm khác, được cất trữ tại hàng chục địa điểm. Trước đó, ngày 22/10, người đứng đầu phái bộ chung của OPCW và Liên hợp quốc Sigfrid Kaag khẳng định cho đến nay, Chính phủ Syria đã hợp tác đầy đủ trong việc tiêu hủy kho hóa học của nước này.

Kết quả nói trên cho thấy Syria đã thực hiện đúng các bước trong lộ trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của mình theo sáng kiến “Đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình” do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất hồi tháng 9 vừa qua, và trở thành nước thứ 3 trên thế giới tiêu hủy vũ khí hóa học, sau Iraq và Libya.

Cho đến nay, Mỹ và Nga là 2 nước có kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới. Theo OPCW, khoảng 81% kho vũ khí được công bố trên thế giới đã được tiêu hủy trước tháng 7/2013. Nước Mỹ đã tiêu hủy khoảng 90%, còn Nga là 74%. Tuy nhiên các thời hạn đã phải nới rộng từ năm 2007 - 2012 và giờ đây, Nga cam kết sẽ hoàn thành chương trình của mình vào năm 2015, còn Mỹ là vào năm 2023./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.