Khai mạc Hội nghị ASEM FMM-11 tại Ấn Độ

Sáng 11/11, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 11 của Diễn đàn hợp tác Á – Âu lần thứ 11 (ASEM FMM-11) đã chính thức khai mạc tại Gurgaon, bang Haryana, giáp thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Hội nghị là hoạt động ASEM lớn đầu tiên mà Ấn Độ đăng cai tổ chức kể từ khi gia nhập Diễn đàn năm 2008.
 


Các trưởng đoàn đại biểu tham dự phiên khai mạc Hội nghị ASEM. (Ảnh: Vietnam+)

Tham dự Hội nghị có 51 Bộ trưởng, Thứ trưởng, Trưởng đoàn các thành viên ASEM. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Tổng thống nước chủ nhà Hamid Ansari nhấn mạnh qua 17 năm hình thành và phát triển, ASEM tiếp tục khẳng định là cầu nối và diễn đàn đối thoại, hợp tác quan trọng giữa hai châu lục Á – Âu, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và phát triển bền vững.

Nhân dịp này, các nước tham dự Hội nghị đã bày tỏ cảm thông sâu sắc, nhấn mạnh tình đoàn kết và khẳng định ASEM cần ủng hộ nhân dân Việt Nam và Philippines - hai nước đang trực tiếp hứng chịu sự tàn phá nặng nề của cơn bão Haiyan (cơn bão số 14 theo cách gọi của Việt Nam).

Diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, an ninh thế giới đang chuyển biến phức tạp, kinh tế toàn cầu phục hồi chưa vững chắc và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống gia tăng, với chủ đề “ASEM - Cầu nối quan hệ đối tác vì tăng trưởng và phát triển”, Hội nghị năm nay là cơ hội để các nước trao đổi những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ASEM, thúc đẩy tăng trưởng cũng như giải quyết các thách thức chung toàn cầu.

Sau lễ khai mạc, Hội nghị đã họp phiên chính thức đầu tiên về “Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững: Cơ hội và thách thức đối với châu Á và châu Âu”. Các thành viên ASEM nhất trí rằng với thế mạnh là một diễn đàn liên khu vực quan trọng, ASEM cần đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực toàn cầu nhằm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, đóng góp vào nỗ lực củng cố hệ thống thương mại đa phương, bảo đảm Hội nghị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 9 tại Bali (Indonesia) tháng 12 tới đạt kết quả cụ thể, cũng như tiếp tục cải cách quản trị tài chính toàn cầu.

Hội nghị khẳng định các nền kinh tế Á – Âu ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, do đó cần sớm tổ chức lại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEM bị gián đoạn từ năm 2005 và đẩy mạnh hợp tác nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy đối tác công – tư nhằm xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm, kết nối khu vực và liên khu vực nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển.

Chiều cùng ngày đã diễn ra phiên họp chính thức thứ hai về “Các thách thức an ninh phi truyền thống”. Hội nghị cho rằng thế giới nói chung và hai châu lục Á – Âu nói riêng đang đối mặt với hàng loạt thách thức phi truyền thống ngày càng gay gắt và phức tạp hơn, đòi hỏi sự phối hợp nhiều hơn giữa các thành viên. Hội nghị nhất trí ưu tiên hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nước – lương thực – năng lượng, ứng phó với thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, quản lý nguồn nước… Hội nghị cũng nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác ASEM nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, chống chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán người, an ninh mạng./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...