Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12/2013): 20 năm hành động vì quyền con người

Năm 2013 đánh dấu 20 năm hoạt động của Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người và 65 năm kể từ ngày Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được chính thức thông qua.
 
Với nghị quyết 423 ngày 4/12/1950, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 10/12 hằng năm là Ngày Nhân quyền quốc tế. Đây cũng chính là ngày Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (10/12/1948) – văn bản được xem là một chuẩn mực chung mà tất cả nhân loại và tất cả các dân tộc đều cần phải đạt tới.

Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc quyết định thành lập Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người phụ trách việc thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người được bảo hộ trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và luật quốc tế ngay sau Hội nghị thế giới về quyền con người được tổ chức tại Viên (Áo).
 


Chủ đề của Ngày Nhân quyền quốc tế năm 2013 được Liên hợp quốc
lựa chọn là "20 năm hành động vì quyền lợi của các bạn". (Ảnh: un.org)

Tuyên bố và Chương trình hành động Viên được Hội nghị thế giới về quyền con người thông qua vào ngày 25/6/1993 dựa trên sự đồng thuận, đã làm mới lại các cố gắng bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người và được xem là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong giai đoạn một phần tư thế kỷ qua về quyền con người. 

20 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên

Ngày 25/6/1993, đại diện của 171 quốc gia đã cùng đồng thuận thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động Viên của Hội nghị thế giới về quyền con người và đây được xem là thành công lớn sau hai tuần bàn bạc của Hội nghị, đem đến cho cộng đồng quốc tế một kế hoạch chung tăng cường hành động vì quyền con người trên thế giới.

Trong một thông điệp gửi đến Hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc thời bấy giờ, ông Boutros Boutros-Ghali đã nhấn mạnh rằng việc thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động Viên cho phép làm mới lại cam kết của cộng đồng quốc tế để thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Ông cũng chúc mừng Hội nghị đã vạch ra "một tầm nhìn mới cho hành động toàn cầu ủng hộ quyền con người trong thế kỷ tiếp theo".

Tuyên bố và Chương trình hành động Viên hoàn thiện một tiến trình dài xem xét và tranh luận về hiện trạng của các cơ chế liên quan đến quyền con người trên thế giới. Ngoài ra, tài liệu này cũng củng cố lại nỗ lực để tăng cường sức mạnh của các công cụ liên quan đến quyền con người, vì vậy tái khẳng định Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Hiến chương Liên hợp quốc.

Trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể cuối cùng, ông Ibrahima Fall, Tổng Thư ký của Hội nghị thế giới về quyền con người, từng khẳng định, Tuyên bố Viên cung cấp cho cộng đồng quốc tế một "khuôn khổ lập kế hoạch, đối thoại và hợp tác mới" sẽ áp dụng một cách tiếp cận toàn diện để thúc đẩy các quyền con người và sự tham gia của các bên liên quan ở tất cả các cấp độ: Quốc tế, quốc gia và địa phương.

Thêm vào đó, Tuyên bố Viên cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm củng cố và hài hòa năng lực giám sát của hệ thống Liên hợp quốc khi chính Tuyên bố này đã thành lập Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người theo Nghị quyết 48/121 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ngoài ra, Tuyên bố Viên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng phê chuẩn các công cụ khác liên quan đến quyền con người.

20 năm hoạt động của Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người

Được sáng lập vào năm 1993, Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người đưa ra tiếng nói độc lập và có thẩm quyền đối với các vấn đề về quyền con người trên thế giới. Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người can thiệp trong các tình huống khủng hoảng, hỗ trợ bảo vệ các quyền con người, và giúp người dân tiến lại gần hơn với các quyền con người. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giám sát và đào tạo, Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người góp phần vào các cải cách luật pháp và chính sách để thúc đẩy nhân quyền.

Trong hai thập kỷ qua, dù còn nhiều khó khăn song hoạt động thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người được Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thực hiện đã giành được không ít thành tựu. Liên hợp quốc nhấn mạnh 20 thành tựu tương ứng với 20 năm hoạt động của Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người, trong đó có một số thành tựu cơ bản như: Các quyền con người là thiết yếu để duy trì một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển; các tiêu chuẩn mới về quyền con người; các hình thức bảo vệ khác được luật quốc tế quy định hiện nay mở rộng ra đối với trẻ em, phụ nữ, nạn nhân của tra tấn, người tàn tật và các tổ chức khu vực; một khuôn khổ quốc tế hiện đang được triển khai, trong đó công nhận những khó khăn mà những người di cư và gia đình của họ phải đối mặt, bảo đảm quyền lợi cho họ và quyền lợi của những người không có giấy tờ; các cơ chế quốc tế liên quan đến quyền con người xác định và giải quyết được thêm nhiều khó khăn mà những người dân bản địa và dân tộc thiểu số phải đối mặt, đặc biệt là quyền không bị phân biệt đối xử...
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...