Lào Cai phát triển nông nghiệp theo vùng sinh thái

6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Lào Cai tiếp tục triển khai nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững.

 

Phát triển nông nghiệp theo vùng sinh thái

3 vùng nông nghiệp sinh thái được tỉnh Lào Cai quan tâm phát triển, đó là: Vùng sinh thái phía tây (Bao gồm toàn bộ thị xã Sa Pa và một số xã khu vực phía Tây huyện Bát Xát); Vùng sinh thái núi cao đông bắc (Bao gồm các huyện: Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà); Vùng sinh thái phía nam (Bao gồm các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, thành phố Lào Cai và các xã phía Đông của huyện Bát Xát.

Đối với mỗi vùng, tỉnh đặc biệt quan tâm tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế; phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương.

Đối với vùng sinh thái phía tây, tập trung phát triển các cây trồng có lợi thế như cây dược liệu 221 ha, cây ăn quả ôn đới 1.262 ha, rau trái vụ vùng cao 843 ha, hoa cao cấp 175 ha; phát triển các sản phẩm đặc sản gắn với du lịch sinh thái. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, cá nước lạnh, các vật nuôi đặc sản, bản địa có giá trị kinh tế cao. Bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Hoàng Liên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, gắn bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch. Tăng cường chế biến các sản phẩm đặc sản địa phương, chế biến sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP phục vụ du khách và mở rộng thị trường.

Đối với vùng sinh thái núi cao đông bắc hình thành vùng sản xuất dược liệu tập trung 235 ha, vùng sản xuất chè 4.941 ha, vùng cây ăn quả. Tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm bản địa, chế biến các sản phẩm đặc sản địa phương, phát triển rừng sản xuất theo hướng đầu tư cây trồng đa mục đích. Đẩy mạnh nuôi thủy sản là các loại cá có giá trị kinh tế cao.

Vùng sinh thái phía nam hình thành một số vùng chuyên canh như cây chè 1.074 ha, cây ăn quả nhiệt đới trên 2.600 ha và một số cây trồng tiềm năng; chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp gắn với thu hút đầu tư chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững, chú trọng thâm canh rừng gắn với khai thác lâm sản ngoài gỗ; khuyến khích thu hút, đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm sản.

Quan tâm phát triển các ngành hàng chủ lực

Lào Cai phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực, gồm: Cây dược liệu, chè, chuối, dứa,
cây ăn quả ôn đới, cây trồng gắn với thị trường

6 tháng đầu năm 2023, Lào Cai tiếp tục tập trung phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực, gồm: Cây dược liệu, chè, chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới, cây trồng gắn với thị trường.

Hiện toàn tỉnh có gần 3700 ha cây dược liệu (gồm các chủng loại chủ yếu Atiso, cát cánh, đương quy, xuyên khung, chè dây, giảo cổ lam, hồi...;), hơn 7.500 ha cây chè, 2.099 ha cây chuối, 2.127 ha cây dứa, 57.758,8 ha cây quế.

Các địa phương trong tỉnh tiếp tục phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững, thông qua phát triển cây có giá kinh tế cao như quế, trẩu, bồ đề…; cây cho lâm sản phụ như: Măng các loại, cánh kiến trắng, dược liệu dưới tán rừng… Vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung phục vụ chế biến lâm sản ước đạt 90.000 ha phục vụ nhu cầu của các xưởng, nhà máy chế biến lâm sản.

Chăn nuôi tiếp tục được quan tâm phát triển với 138 trang trại chăn nuôi lợn, 09 cơ sở chăn nuôi lợn công nghiệp, 02 chuỗi sản phẩm thịt lợn đang phát triển tốt. Sản phẩm thịt lợn chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh, một phần được xuất đi ngoại tỉnh.

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục quan tâm phát triển vùng nguyên liệu, hu hút đầu tư và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, tăng cường chất lượng các chuỗi sản xuất hiện có, phát triển các chuỗi giá trị mới, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ...

Cầu nối tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở...

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp...

Lào Cai quan tâm bảo tồn và phát triển làng nghề

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ quan tâm phát triển 06 nhóm ngành nghề nông thôn với mục tiêu phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Rộn ràng Ngày hội đọc sách tại trường PTDTBT THCS Bản Khoang, xã Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa

Ngày 19/4/2024, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Khoang (xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa). Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10,77% trở lên đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh

Đó là mục tiêu được tỉnh Lào Cai đặt ra đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh trong năm 2024.