Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn: Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

2.jpg

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn gồm nhiều khối núi đồ sộ nối tiếp nhau, trùng trùng điệp điệp. Phía Tây Bắc là đỉnh Nam Kang Ho Tao cao 2.835 m, đỉnh Sinh Cha Pao cao 2.665 m. Phía Đông Nam là đỉnh Lang Cung cao 2.913 m. Độ cao địa hình biến thiên từ 700 m đến 2.913 m đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên với các đỉnh núi rất nhọn, sống núi răng cưa, vách đá dựng đứng hùng vĩ, rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.

3.jpg

Trong một chuyến đi thực tế, khi đang dừng chân ở đỉnh đèo Khau Co, xã Nậm Xé (Văn Bàn), chúng tôi gặp một số khách du lịch đang say sưa chụp ảnh nơi đây. Anh Nguyễn Duy Thanh, du khách đến từ tỉnh Yên Bái tâm sự: "Nhóm tôi thường tổ chức các chuyến phượt bằng xe máy để khám phá các vùng đất mới. Đón bình minh trên đèo Khau Co, chúng tôi được chiêm ngưỡng cảnh sắc lung linh khi những tia nắng ban mai chiếu rọi lên những ngọn núi nhấp nhô giữa màn sương trắng!".

Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch11.jpg
8.jpg

Còn anh Nguyễn Tiến Mạnh, du khách cùng đoàn thì cho hay: Chúng tôi vừa hoàn thành việc khám phá thác Bay (Liêm Phú - Văn Bàn). Nhìn từ xa, dòng thác trắng xóa như một con rồng trắng đang vươn mình bay lên. Còn khi chiêm ngưỡng từ dưới chân thác, tôi có cảm giác nó như một dải lụa trắng buông giữa trời xanh. Nước đổ xuống, luồn lách qua những phiến đá khổng lồ tạo ra những âm thanh kỳ lạ, bọt nước nhỏ xíu bay lên tạo cảm giác mát lạnh, sảng khoái. Bao quanh khu vực thác là những cánh rừng tự nhiên, núi non hùng vĩ gần như không có sự tác động của con người, mang đến cho chúng tôi cảm giác hoang sơ, kỳ bí.

7.jpg
5.jpg

Sự biến thiên đa dạng của độ cao đã tạo cho khu bảo tồn các vành đai khí hậu khác nhau với thảm thực vật, hệ động vật phong phú. Các nhà khoa học đã khảo sát và ghi nhận Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn có tính đa dạng sinh học cao, riêng hệ thực vật đã thống kê được 1.487 loài, thuộc 747 chi, 179 họ. Đã ghi nhận 45 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm có tên trong danh lục đỏ thế giới, Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, trong đó có 3 loài ở mức cực kỳ nguy cấp là cây bách tán Đài Loan, ô rô bà và hải đường hoa vàng.

6.jpg

Hệ động vật trong khu bảo tồn cũng rất đa dạng về thành phần loài và đặc trưng cho khu hệ động vật vùng Tây Bắc Việt Nam. Trong khu vực đã ghi nhận có 486 loài động vật thuộc 89 họ và 27 bộ. Tại đây có 54 loài động vật nguy cấp, quý hiếm có tên trong danh lục đỏ thế giới, Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Đặc biệt, loài vượn đen tuyền là một loài linh trưởng quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu.

 
Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.jpg

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn còn hiện hữu những vẻ đẹp dân dã, bình dị của một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Mông (Mông xanh), Dao, Tày. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng độc đáo, những lễ hội, những bộ trang phục truyền thống, những nhạc cụ, điệu múa, bài ca gắn liền với đời sống tinh thần của dân tộc mình.

4.jpg

Trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử và văn hóa dân tộc đảm bảo tính khoa học và thực tế, đơn vị đã xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, giai đoạn 2022 - 2030. Đề án xác định 5 điểm du lịch sinh thái, 13 điểm du lịch kết nối và 6 tuyến du lịch sinh thái nội vi, 3 tuyến du lịch kết nối ngoại vi với những nội dung đầu tư cụ thể để sớm mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường.

10.jpg

Đề án được thực hiện sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên; tôn tạo và duy trì các hoạt động văn hóa truyền thống; khai thác tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học. Đồng thời, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương cũng như tạo nguồn thu bền vững để Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn tái đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

https://baolaocai.vn/khu-bao-ton-thien-nhien-hoang-lien-van-ban-nhieu-tiem-nang-de-phat-trien-du-lich-post372349.html#372349|zone-highlight-9|0

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...

Tháng 11 sẽ diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa”

Từ ngày 8 - 10/11, Lào Cai sẽ tổ chức Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” tại số 2 Fansipan, đường Fansipan, thị xã Sa Pa.

Đồ cũ trong không gian mới