Việt Nam và Nhật Bản ký hiệp định vốn vay ODA trị giá 447 triệu USD

    Ngày 24/12, tại trụ sở của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung và Trưởng đại diện văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam Mori Mutsuya đã ký kết hai hiệp định vốn vay trị giá 46.653 tỷ Yên (tương đương khoảng 447 triệu USD).

 Đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
tham gia ký kết hai hiệp định vốn vay ngày 24/12 (Ảnh: JICA)


Hiệp định vốn vay lần này dành cho dự án xây dựng đường vành đai 3 thành phố Hà Nội (đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long) và Dự án xây dựng nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài (III).

Dự án đường vành đai 3 thành phố Hà Nội (đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long) là dự án xây dựng đường cao tốc đô thị trên đoạn đường thuộc vành đai 3, chạy bao quanh khu vực đô thị của Hà Nội. Đây là tuyến đường JICA đã liên tục hỗ trợ vốn vay để xây dựng. Mục tiêu của dự án này là nhằm giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông đô thị, đồng thời cải thiện tình hình kết nối với các khu công nghiệp và địa phương lân cận.

 

Dự án xây dựng nhà ga hành khách số 2 tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (III) là dự án xây dựng mới nhà ga hành khách thứ hai cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Dự án nhằm nâng cao công suất tiếp nhận, đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về vận chuyển hành khách, nâng cao tính tiện lợi và an toàn cho hành khách. Mặt khác, vì đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu máy bay bằng ống ngầm, không sử dụng xe chở nhiên liệu, nên JICA hiện đang thực hiện hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực vận hành và quản lý, đưa hệ thống vào hoạt động một cách kịp thời thông qua việc hỗ trợ hình thành một cơ cấu hợp tác công tư với các doanh nghiệp Nhật Bản./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...