Phát huy vai trò của Tham tán thương mại trong xu thế hội nhập

Ngày 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công thương phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tham tán thương mại năm 2013 ở khu vực phía Nam.

 

 

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị

Tham dự và chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương và Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự hiện diện của các Tham tán thương mại Việt Nam.

Hội nghị này là diễn đàn nhằm đối thoại với Ủy ban nhân dân, Sở Công thương, hiệp hội, doanh nghiệp các tỉnh, thành khu vực phía Nam để tiếp tục tìm ra cơ chế, chính sách, xu hướng xuất khẩu ở một số thị trường trọng điểm; mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển; các thị trường tiềm năng và thị trường mới nổi; tìm ra những nguyên nhân khách quan, những tác động… gây cản trở cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập những thị trường này.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Trần Tuấn Anh thông tin về một số thành tựu kinh tế Việt Nam năm 2013, trong đó, đáng chú ý là, cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tiếp tục tăng: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 58,6 tỷ USD, tăng 21,5% và chiếm 44,3% (năm 2012 đạt 48,2 tỷ USD và chiếm 42,1%); nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 50,3 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm 38,1% (năm 2012 đạt 43,3 tỷ USD và chiếm 37,8%); nhóm hàng nông, lâm sản đạt 16,5 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 12,5% (năm 2012 đạt 16,8 tỷ USD và chiếm 14,7%); nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% và chiếm 5,1% (năm 2012 đạt 6,1 tỷ USD và chiếm 5,3%).

Về vấn đề thị trường, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 24,4 tỷ USD, tăng 20,4% (tương đương 4,1 tỷ USD) so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng (điện thoại các loại và linh kiện tăng 56%; giầy dép tăng 10,5%; hàng dệt may tăng 11,2% so với năm 2012. Thị trường Hoa Kỳ đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3%, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng (hàng dệt may tăng 14%; giày dép tăng 16,9%; gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 10,3%. Thị trường khu vực ASEAN tăng 6,3% với các mặt hàng chủ yếu là điện thoại các loại và linh kiện tăng 75,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 30,7%; thị trường Nhật Bản ước tính tăng 3,8%; Hàn Quốc tăng 19,9% và thị trường Trung Quốc tăng 2,1%.

Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định: Đạt được những kết quả quan trọng trên chính là nhờ đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã thực hiện tốt vai trò cầu nối giao thương thông qua việc tìm hiểu, nắm bắt tình hình mới nhất về kinh tế, thương mại, thị trường ở nước sở tại. Qua đó, đã cập nhật và cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời và chính xác, phục vụ tốt hoạt động của các cơ quan Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp; tích cực hỗ trợ nhiều đoàn doanh nghiệp của nước ta sang khảo sát thị trường, tư vấn đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, tranh chấp giữa Việt Nam và nước sở tại, liên hệ với các cơ quan hữu quan trong việc điều tra, xác minh, giải quyết các vụ việc gian lận thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá… đã làm cho bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2013 có nhiều khởi sắc.

Thứ trưởng nhấn mạnh: năm 2013, tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhiều nước trên thế giới cũng gặp khó khăn chung, trong khi một số cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, cơ quan Thương vụ chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; chưa nắm rõ được số lượng các dự án, những khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng chưa chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Trong khi, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong nước vẫn bộc lộ sự chủ quan và còn nhiều bất cập, nhất là việc thiếu thông tin về thị trường ngoài nước.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và đưa ra những kiến nghị về cơ chế, chính sách giúp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư vào các địa phương. Theo các Tham tán thương mại Việt Nam và các đại biểu dự Hội nghị, để công tác xúc tiến thương mại đạt hiệu quả, việc cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng là phải sớm xây dựng cơ chế cung cấp thông tin, bản thân các doanh nghiệp trong nước cần chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để các Thương vụ nắm bắt được tình hình để quảng bá. Muốn mở rộng thị trường, các doanh nghiệp trong nước phải nghiên cứu thông tin về thị trường muốn hợp tác; tích cực tham gia xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm hàng hóa... bởi đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Vấn đề hết sức quan trọng nữa là, các doanh nghiệp cần đảm bảo sự ổn định về chất lượng cũng như nguồn cung sản phẩm để tạo niềm tin, uy tín cho đối tác; các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị cơ bản kiến thức về văn hóa, tập quán kinh doanh của nước sở tại.

Đồng thời, các Tham tán thương mại Việt Nam phải quyết liệt trong việc tận dụng tốt những thời cơ, tháo gỡ các rào cản thương mại để mở rộng thị trường, hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, cung cấp thông tin nước sở tại, bảo vệ các dự án cũng như quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam tại nước sở tại./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...