Sa Pa – Du địa kim cổ

Năm 2013, Sa Pa tổ chức kỷ niệm 110 năm du lịch, trong năm này toàn huyện đón 722 nghìn lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng, doanh thu dịch vụ đạt gần 600 tỷ đồng. Sau một thập kỷ, khách đến Sa Pa tăng gấp 5 lần, doanh thu tăng hơn 10 lần. Sự hấp dẫn của Sa Pa đã được khẳng định suốt hơn 1 thế kỷ qua từ sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.

Sa Pa từ thời xa xưa đã được xếp vào vị trí chiến lược quan trọng của các triều đại phong kiến, khi người Pháp phát hiện đã lấy đây là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng của các quan thầy. Bước vào thời kỳ đổi mới và đất nước hội nhập quốc tế, Sa Pa vừa là khu du lịch quốc gia vươn tầm thế giới vừa giữ vai trò địa kinh tế, văn hóa quan trọng của tỉnh và của vùng.

1.JPG
Nhà thờ đá Sa Pa - công trình kiến trúc cổ.

Theo các tài liệu lịch sử do Ban Tuyên giáo thị xã Sa Pa lưu trữ, cách đây gần 150 năm, ngay sau khi chiếm được thị xã Lào Cai, thực dân Pháp đã quan tâm, nhòm ngó Sa Pa. Năm 1887, Pháp chiếm được Hướng Vinh (khu vực cầu Km32 Quốc lộ 4D thuộc thung lũng phường Sa Pả ngày nay), sau thấy khu vực Hùng Hồ (phường Sa Pa hiện nay) tương đối bằng phẳng, có cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ nên chọn nơi này làm trung tâm để xây dựng khu nghỉ dưỡng. Địa danh Cha Pa (tiếng địa phương có nghĩa là bãi cát) ở nơi này cũng được người Pháp đọc chệch thành Sa Pa và tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay.

Ông Nguyễn Văn Vãn, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, người có nhiều năm công tác tại thị xã Sa Pa, cố vấn nội dung cuốn lịch sử Đảng bộ thị xã Sa Pa giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2020 cho rằng: Có nhiều tài liệu chứng minh rõ Sa Pa là vùng đất cổ được xác định từ nền văn hóa Hòa Bình, niên đại cách đây hơn 10 nghìn năm. Từ lâu Sa Pa đã có cư dân Lạc Việt sinh sống, các di chỉ và hoa văn, họa tiết trên gần 200 phiến đá tại bãi đá cổ đã chứng minh điều đó. Thời kỳ phong kiến, vùng đất Sa Pa thuộc châu Thủy Vỹ, thời nhà Nguyễn thị xã Sa Pa được tách ra lập thành tổng Hướng Vinh. Điều đó càng khẳng định rõ hơn rằng từ xa xưa Sa Pa đã có địa chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng.

Nhận thấy vị trí quan trọng của Sa Pa, chính quyền cai trị đã sớm tổ chức điều tra, khảo sát vùng đất này, năm 1903, Sở địa lý Đông Dương đặt tên cao nguyên Sa Pa là Cao trạm Sa Pa, về sau đây được lấy làm dấu mốc cho du lịch Sa Pa, năm 2023 tròn 120 năm.

Brown Scrapbook Vintage Group Project Presentation.jpg

Đặt tên cho cao nguyên Sa Pa nhưng phải đến 6 năm sau, năm 1909, Chánh sứ Lào Cai có tên Toures mới có tờ trình lên Thống sứ Bắc Kỳ đề nghị thành lập Khu điều dưỡng trên Cao trạm Sa Pa để chăm sóc sức khỏe quân đội Pháp và tiếp nhận du khách ngoại quốc, quan chức bản xứ. Trong 3 năm sau đó, chính quyền Pháp cho phát quang, mở rộng đường từ Lào Cai tới thị xã Sa Pa, tạo điều kiện cho vận chuyển vật liệu, xây dựng công trình kiến trúc tại Khu nghỉ dưỡng Sa Pa. Một trong những công trình quy mô khánh thành đầu tiên là Tòa sứ, sau đó là 2 tòa nhà nghỉ mát của chủ thầu Hautefeuille, trước khi có thêm những công trình nổi tiếng về sau này như khách sạn Metropole (địa điểm xây dựng Trung tâm Hội nghị thị xã hiện nay), Fansipan, De l’essence gồm 100 phòng do ông chủ thầu công trình Vomousse nổi danh thời đó xây dựng. Rồi các khu biệt thự dành cho sĩ quan (quan Ba, quan Sáu), biệt thự cho hạ sĩ quan, khu điều dưỡng quân sự. Hình ảnh tư liệu về trung tâm thị xã Sa Pa trước năm 1920 (tài liệu lịch sử Đảng bộ thị xã) cho thấy vùng đất này đã là khu du lịch sầm uất với đường sá được mở rộng, một số tuyến phố với các tòa nhà hành chính, công trình, kiến trúc, nhà nghỉ dưỡng có độ cao từ 2 đến 4 tầng.

_MG_7168.JPG
Sự hoang sơ, hoài niệm làm nên vẻ đẹp riêng cho Sa Pa.

Sự sôi động, sầm uất của khu nghỉ dưỡng ở Sa Pa đã thu hút nhiều người tới đây làm ăn, dần dà hình thành những khu phố buôn bán của Pháp kiều, Hoa kiều. Đến năm 1943, trung tâm Sa Pa có đến 200 ngôi biệt thự và công trình kiến trúc hiện đại thời bấy giờ do người Pháp xây dựng. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử mà số công trình còn lại đến nay rất ít.

 
Brown Classic Scrapbook History Class Presentation.jpg

Năm 1946, chính quyền cách mạng đã đổi châu thành huyện Sa Pa, gồm 3 đơn vị hành chính là xã Sa Pa Chung, Hướng Vinh và xã Kim Hoa. Năm 1955, 3 xã được chia tách thành 17 xã, thị trấn, sau này có thêm một số lần chia tách, sáp nhập, gần đây nhất là năm 2019, Quốc hội có Nghị quyết về thành lập thị xã Sa Pa gồm 16 đơn vị hành chính (6 phường và 10 xã).

Brown And Beige Building History Youtube Thumbnail.jpg

Trở lại 1950, sau khi tỉnh Lào Cai giải phóng, thực dân Pháp dưới sự giật dây, ủng hộ của Mỹ không từ bỏ ý đồ quay trở lại chiếm đóng Lào Cai và Sa Pa nên có những hành động can thiệp, phá hoại cách mạng. Thực dân kiểu cũ và đế quốc kiểu mới cấu kết với nhau tiến hành “phỉ hóa toàn dân”, nuôi dưỡng, kích động phỉ nổi dậy ở khắp nơi nhằm phá hoại nền kinh tế, chống đối chính quyền cách mạng, làm mất an ninh chính trị, gây rối về an ninh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự kiên trì, quyết tâm của các lực lượng trong nhiệm vụ tiễu phỉ, trừ gian và tăng cường vận động giác ngộ phỉ ra hàng hoặc trở về với gia đình, âm mưu của địch đã bị phá sản tại Sa Pa.

3.jpg
Sự thân thiện của đồng bào các dân tộc địa phương khiến du khách ấn tượng và muốn trở lại.

Năm 1991, Lào Cai được tái lập, tại thời điểm này tỉnh đã xác định rõ tiềm năng du lịch của Sa Pa là rất lớn nên tích cực phối hợp với Bộ Xây dựng để mở rộng quy hoạch khu du lịch tại thị trấn Sa Pa từ 120 lên 300 ha. Tới năm 1995, lượng khách du lịch đến thị trấn Sa Pa đạt 100 nghìn lượt người, toàn huyện có 30 nhà nghỉ, khách sạn quốc doanh và tư nhân; năm 2005, số lượt du khách đến Sa Pa đạt con số 200 nghìn lượt người. Bước nhảy vọt về phát triển du lịch tại Sa Pa phải chờ tới cuối năm 2014, khi tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành, đưa vào khai thác, vận hành.

2.JPG
Một Sa Pa hiện đại nhưng vẫn mang dáng dấp cổ điển, sự giao thoa của lối kiến trúc phương Đông và phương Tây.

Năm 2013, Sa Pa tổ chức kỷ niệm 110 năm du lịch, trong năm này toàn huyện đón 722 nghìn lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng, doanh thu dịch vụ đạt gần 600 tỷ đồng; đến năm 2015 Sa Pa đón 1,2 triệu lượt du khách, doanh thu cao gấp 2 lần so với năm 2013. Năm 2019, lượng du khách đến Sa Pa đạt con số kỷ lục, đạt xấp xỉ 3,3 triệu lượt người, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 9.300 tỷ đồng. Lợi thế về du lịch có phần giảm sút trong những năm xảy ra đại dịch Covid-19, đến nay đà phát triển đang dần cân bằng trở lại.

4.jpg
Mỗi năm Sa Pa đón du khách quốc tế đến từ hơn 50 năm quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ngành “công nghiệp không khói” tại Sa Pa đang có tác động trực tiếp đến các vùng phụ cận như Bát Xát, Bảo Thắng và huyện Tam Đường, Tân Uyên (tỉnh Lai Châu). Sa Pa giờ đây không chỉ hưởng lợi ích riêng mình mà đã khoác lên vai trọng trách, sứ mệnh mới là kích thích phát triển ngành kinh tế du lịch, thương mại - dịch vụ của tỉnh Lào Cai và cả vùng Tây Bắc, thậm chí là vùng Trung du miền núi phía Bắc rộng lớn.

https://baolaocai.vn/sa-pa-du-dia-kim-co-post374270.html

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.

Lào Cai hưởng ứng Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024, thúc đẩy phát triển du lịch và triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa, tỉnh Lào Cai tham gia phát động Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” trên địa bàn tỉnh.

Lào Cai - điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ

Chỉ còn hai ngày nữa kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 sẽ chính thức bắt đầu. Theo kế hoạch, dịp này các địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu, thu hút du khách. Hiện các điểm du lịch, cơ sở lưu trú cũng đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ thú vị.

Khảo sát, điền dã các di tích danh lam, thắng cảnh tại huyện Bát Xát

Trong 2 ngày, 23 và 24/4, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Bảo tàng tỉnh thực hiện khảo sát, điền dã thác Ong Chúa và đỉnh núi Nhìu Cồ San (thuộc thôn Nhìu Cù San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát) để lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích danh lam, thắng cảnh cấp tỉnh.

Ra mắt sản phẩm du lịch “Điểm hẹn - Chợ tình Sa Pa”

Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024, thị xã Sa Pa sẽ giới thiệu và ra mắt du khách trong và ngoài nước sản phẩm du lịch “Điểm hẹn - Chợ tình Sa Pa”.

Lào Cai tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tại Nhật Bản

Từ ngày 21 - 26/4, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Nhật Bản.