Gia Phú (Bảo Thắng) xây dựng nông thôn mới thông minh

Năm 2023, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng được tỉnh lựa chọn thí điểm Mô hình chuyển đổi số cấp xã. Sau một năm triển khai, diện mạo nông thôn mới thông minh tại xã Gia Phú dần thay đổi, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho người dân.

Hội nghị chuyên đề về thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng xã nông thôn mới thông minh tại xã Gia Phú

Việc xây dựng thí điểm mô hình chuyển đổi số tại xã Gia Phú được triển khai đồng bộ, hiệu quả với ba trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Để triển khai có hiệu quả mô hình, hạ tầng số được quan tâm đầu tư, xây dựng. Đến nay, 14/14 thôn của xã được phổ cập dịch vụ mạng di động 4G đảm bảo chất lượng tốt; 100% cán bộ công chức xã được trang bị máy tính, có kết nối mạng Internet; xã đã được triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II để kết nối 3 cấp tỉnh/huyện/xã và với trung ương để sử dụng các dịch vụ cung cấp sẵn có trên môi trường mạng TSLCD của tỉnh và của trung ương; 95% hộ gia đình có điện thoại thông minh.

Tại bộ phận một cửa xã Gia Phú, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết.được triển khai thực hiện hiệu quả với 100% hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ thanh toán trực tuyến; có 80% cuộc họp nội bộ của xã không in tài liệu giấy; 95% tỷ lệ người dân hài lòng với kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn xã. Các nền tảng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh từ xa…được đưa vào triển khai mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Hiện, 95% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử, tỷ lệ cài đặt app sổ sức khỏe điện tử là 15%; 6/6 trường thực hiện chuyển đổi số (kết nối gia đình và nhà trường, có thiết bị đảm bảo ATTT cho mạng LAN, triển khai thu phí dịch vụ giáo dục triển khai phần mềm dạy học trực tuyến, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…); 100% hộ gia đình triển khai địa chỉ số; đã triển khai camera giám sát an ninh trật tự tại 18 điểm được lắp đặt dọc theo tuyến Quốc lộ 4E, Tỉnh lộ 162 và các tuyến liên thôn và được quản lý tập trung tại trụ sở UBND xã. Hệ thống này đã giúp đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn các hành vi trộm cắp, xả rác bừa bãi ra môi trường. Số hóa Khu di tích lịch sử cách mạng Soi Cờ trên App cổng du lịch Lào Cai. Tạo Qrcode giới thiệu về điểm đến. Khảo sát khu vực sản xuất rau an toàn tại thôn Soi Cờ: Xây dựng trạm bơm thông minh (hệ thống bơm nước, bể chứa), thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, camera giám sát. Vận động người dân cam kết triển khai hệ thống tưới tự động kết nối từ bể chứa đến vườn rau.

Kinh tế số được quan tâm với việc xã đã phối hợp với các ngành chức năng xây dựng tem truy xuất nguồn gốc, mã QR code để xác thực nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ thương hiệu sản phẩm cho các hợp tác xã. Đồng thời, hướng dẫn các hợp tác xã cài đặt phần mềm để thanh toán điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất. Hết năm 2023, đã có 9/15 sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương được đưa lên sàn thương mại điện tử (voso, postmart, lazada, shoppe,...); 9/15 sản phẩm OCOP được gán nhãn truy xuất nguồn gốc; 100% các cửa hàng, hộ kinh doanh, gia đình cung cấp sản phẩm, dịch vụ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt (app cho phép tính tiền và hiển thị QR thanh toán)

Năm 2024, các tổ công nghệ số cộng đồng của xã tiếp tục rà soát các tiêu chí để đánh giá thực trạng về hạ tầng cơ sở thông tin truyền thông, hiện trạng nhân lực, nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình xã nông thôn mới thông minh.

Những kết quả bước đầu từ thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã tại Gia Phú sẽ là nền tảng để tỉnh tiếp tục  nhân rộng ra các địa phương khác với mục tiêu trong năm 2024: Thực hiện mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông minh đối với 09 xã trên địa bàn tỉnh.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ...

Cầu nối tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở...

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp...

Lào Cai quan tâm bảo tồn và phát triển làng nghề

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai sẽ quan tâm phát triển 06 nhóm ngành nghề nông thôn với mục tiêu phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Rộn ràng Ngày hội đọc sách tại trường PTDTBT THCS Bản Khoang, xã Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa

Ngày 19/4/2024, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Bản Khoang (xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa). Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10,77% trở lên đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh

Đó là mục tiêu được tỉnh Lào Cai đặt ra đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh trong năm 2024.