Sa Pa đón quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen

Tối 31/12, UBND thị xã Sa Pa đã tổ chức Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.

Dự buổi lễ có các đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh; Thường trực Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Sa Pa.

disanthocam-4-9783.jpg
Đại biểu tham dự lễ công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
disanthocam-1-5751.jpg
Bà Đinh Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh công bố quyết định công nhận.

Nghệ thuật làm trang phục người Mông đen thị xã Sa Pa gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tộc người. Bộ trang phục truyền thống của người Mông đen Sa Pa mang giá trị thẩm mỹ cao, nổi bật là các hoa văn trang trí trên trang phục thông qua kỹ thuật thêu, ghép vải và in sáp ong. Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống là đứa con tinh thần của cộng đồng Mông đen ở thị xã Sa Pa. Thông qua nghệ thuật trang trí, họ gửi gắm khát vọng cháy bỏng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

disanthocam-2-3489.jpg
Trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen cho thị xã Sa Pa.

Tri thức dân gian nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định 3433/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 
disanthocam-3-767.jpg
Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại lễ công bố quyết định và trao chứng nhận, ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: Sa Pa rất tự hào đón nhận thêm chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia về nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen, nâng tổng số di sản được công nhận tại Sa Pa lên 14 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn, góp phần thiết thực vào giữ gìn và phát huy sự phong phú, đa dạng của bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa nói riêng, kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam nói chung. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bạn bè trong nước, quốc tế biết đến sự đa dạng và nét đẹp trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số thị xã Sa Pa.

disanthocam-6-2363.jpg
Rất đông người dân và du khách thưởng thức các tiết mục văn nghệ với trang phục người Mông đen.
disanthocam-8-9296.jpg
Trẻ em Sa Pa hát bài "Bốn phương trời" bằng tiếng Mông và tiếng Việt trong trang phục Mông đen.
disanthocam-5-8783.jpg
 
disanthocam-7-5268.jpg

Tại lễ công bố quyết định và trao chứng nhận các đại biểu, người dân và du khách đã được thưởng thức nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ gắn với trang phục của người Mông đen.

disanthocam-10-5586.jpg
disanthocam-9-3798.jpg
disanthocam-11-7996.jpg
 
disanthocam-12-1174.jpg

Đặc biệt, là màn trình diễn thời trang trang phục truyền thống và trang phục ứng dụng nghệ thuật trang trí dân tộc Mông của nhà thiết kế Vũ Việt Hà. (ảnh trên)

https://baolaocai.vn/sa-pa-don-quyet-dinh-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-doi-voi-nghe-thuat-lam-trang-phuc-dan-toc-mong-den-post377978.html

Theo Đức Phương/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai