Đặc sắc nghề làm hương tết của người Giáy xã Hợp Thành

Cứ vào dịp áp tết Nguyên đán, người Giáy thôn Kíp Tước 1, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai lại nhộn nhịp vào mùa làm hương. Không ai biết nghề làm hương ở đây có từ bao giờ, chỉ biết cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, nhà nhà lại cùng nhau chuẩn bị đồ nghề để làm hương.

Hương thơm của đồng bào Giáy xã Hợp Thành được làm theo bí quyết gia truyền nên cháy đượm, thơm mùi đặc biệt từ các nguyên liệu thảo dược. Đồng bào thường thắp loại hương này trong các dịp lễ, tết để tỏ lòng thơm thảo của con cháu dâng kính tổ tiên, thần linh, cầu mong no ấm, vui tươi và đủ đầy.

Phóng viên Báo Lào Cai gửi đến độc giả một số hình ảnh về không khí làm hương tết ở Thôn Kíp Tước 1, xã Hợp Thành.

a1-4641.jpg
Trước tiên, bà con chọn những cây mai rừng dóng dài, thẳng, không sâu ngâm dưới ao khoảng 1 tháng, sau đó cắt đoạn dài 50 cm phơi khô để chẻ làm chân hương.
a2-7861.jpg
Sau khi vót thẳng thì mang chân hương nhuộm phẩm mầu đỏ hoặc hồng bằng lá cây rừng.
 
a3a-5317.jpg
a3-3059.jpg
a5-1719.jpg
Các chân hương sau khi nhuộm mầu sẽ được bó gọn mang phơi khô.
a7-6328.jpg
Bột làm hương được chế biến từ các nguyên liệu thảo dược, cây rừng theo bí quyết riêng để có mùi hương thơm ngát và cháy đượm.
 
a8-4890.jpg
Để tạo ra những cây hương tròn đều, đẹp, đòi hỏi người làm hương phải chế hồ bằng bột gạo nếp và khi vo hương có thao tác rất thành thục.
a9-9381.jpg
Hương sau khi được lên bột tròn đều và đẹp sẽ được mang phơi khô và bó 50 nén một nắm.
a11-9837.jpg
Hương dùng để thắp trong các dịp lễ, tết để tỏ lòng thơm thảo của con cháu dâng kính tổ tiên, thần linh.
 
a000-7067.jpg
Mỗi dịp xuân về, làng hương Kíp Tước lại nhộn nhịp vào mùa làm hương. Hương làm ra để mỗi gia đình sử dụng cả năm và biếu người thân hoặc bán ở chợ phiên của xã.
Theo Phạm Vũ Sơn - Ngọc Bằng/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai