Độc đáo chuyện xin chữ ngày Tết của người Dao vùng Tây Bắc

Đồng bào dân tộc Dao là một trong số ít dân tộc thiểu số của Việt Nam có chữ viết riêng. Người Dao rất trân trọng gìn giữ chữ viết qua những biến thiên thăng trầm của lịch sử. Nhờ đó, hình thành nên nhiều nét văn hóa độc đáo. Trong đó, điển hình là tục xin chữ đầu năm.

Nghệ nhân Triệu Văn Quẩy viết câu đối.

Đồng bào dân tộc Dao là một trong số ít dân tộc thiểu số của Việt Nam có chữ viết riêng. Người Dao rất trân trọng gìn giữ chữ viết qua những biến thiên thăng trầm của lịch sử. Nhờ đó, hình thành nên nhiều nét văn hóa độc đáo. Trong đó, điển hình là tục xin chữ đầu năm.

Cứ vào dịp Tết, những người giỏi chữ Nôm Dao lại sắp bút, mài mực để viết câu đối tặng cho học trò. Nội dung câu đối thường hướng đến răn dạy con người sống có đạo đức, biết kính trên nhường dưới, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, tránh làm các điều sai trái, vi phạm pháp luật.

Người Dao thường viết câu đối theo chủ đề con giáp của năm mới, ví dụ năm Thìn, họ sẽ viết các câu đối xoay quanh chủ đề của năm Thìn. Đặc biệt là mỗi người đến xin chữ được ông thầy của mình cho chữ phù hợp với gia đình mình, nên không nhiều trường hợp bị trùng lặp câu đối với nhau.

Nghệ nhân Triệu Văn Quẩy (ở thôn Nậm Xiu, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) cho biết, câu đối ngày Tết chủ yếu là cầu mong gia đình vạn sự bình an. Ngoài ra, ý nghĩa câu đối cũng tùy vào được treo ở vị trí nào.

Nghệ nhân ưu tú Tẩn Vần Siệu (ở Tả Phìn, Sa Pa,Lào Cai) viết câu đối ngày tết.

Nếu treo ở cửa chính hoặc nơi đặt bàn thờ gia tiên thì ý nghĩa của nó là chúc cho gia chủ đón một năm mới sức khỏe, bình an, nhiều tài lộc. Còn những câu đối được dán ở cửa buồng ngủ của ông bà, cha mẹ thì có ý nghĩa là cầu mong cho ông bà, cha mẹ đại thọ, sống lâu trăm tuổi.

"Xin chữ đầu năm không chỉ là việc treo câu đối trang trí ngày Tết hay cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới mà sâu xa hơn là việc người Dao đề cao ý thức gìn giữ chữ của dân tộc mình. Bởi người Dao rất coi trọng chữ Nôm Dao và sách cổ của người Dao. Đó là những văn tự ghi lại toàn bộ giá trị lịch sử tộc người, các tri thức của dân tộc. Việc treo câu đối trong nhà cũng là để nhắc nhở con cháu luôn có ý thức giữ gìn và phát huy chữ của dân tộc mình”- ông Nguyễn Ngọc Thanh, cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai.

Ông Bàn Văn Hạnh, người Dao ở thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng), chia sẻ: "Ngày nay do giao thoa văn hóa, những ngôi nhà truyền thống được xây dựng hiện đại hơn nhưng phong tục chơi câu đối ngày Tết của người Dao vẫn được duy trì, thậm chí là họ đi xin chữ câu đối với khổ giấy to hơn để phù hợp với không gian căn nhà của mình.

Người Dao nói là xin chữ, chứ không mua chữ nhưng như lệ bất thành văn, người đi xin chữ bao giờ cũng có một chút quà, có thể là tiền hoặc hiện vật để tặng, biếu người thầy đã cho chữ. Như thế việc cầu mong tài lộc, sức khỏe mới linh nghiệm, gia đình mới được may mắn".

https://baolaocai.vn/doc-dao-chuyen-xin-chu-ngay-tet-cua-nguoi-dao-vung-tay-bac-post379423.html

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai