Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc lo ngại diễn biến cúm gia cầm chủng mới ở Trung Quốc

Ngày 20/1, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) ở người lại một lần nữa gia tăng tại Trung Quốc và những ngày lễ hội năm mới sắp tới tại quốc gia này sẽ thúc đẩy sự phát triển, lây lan của loại virus này.
 


Tiêm phòng cho gia cầm góp phần hạn chế bùng phát dịch cúm A(H7N9). (Ảnh: FAO)

Trong dịp này, hàng triệu người và gia cầm dự kiến sẽ di chuyển ​​và nhiều hộ gia đình sẽ giết mổ gia cầm. FAO kêu gọi các nước láng giềng duy trì cảnh giác chống lại virus cúm A(H7N9) và các loại virus cúm gia cầm khác, chẳng hạn như chủng H5N1.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người nhiễm virus H7N9 ở Đông và Đông – Nam Trung Quốc đã tăng đáng kể từ cuối tháng 12 vừa qua. Điều này hầu như không đáng ngạc nhiên bởi vì virus cúm thường gia tăng hoạt động trong những tháng mùa đông. Cho đến nay chưa có quốc gia nào khác báo cáo về sự xuất hiện của cúm A(H7N9) ở người, động vật hoặc các chợ. Những phân tích do các trung tâm tham chiếu của FAO tiến hành cho thấy virus đã không biến thể nhiều kể từ khi được công bố vào năm ngoái.

"Các nhà chức trách Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm virus cúm A(H7N9)", ông Juan Lubroth, phụ trách thú y của FAO cho biết. "Điều này bao gồm việc đóng cửa tạm thời các chợ gia cầm sống, vệ sinh tốt hơn cho các chợ, giám sát tăng cường và liên tục môi trường của các trang trại và các chợ gia cầm và kiểm soát vận chuyển gia cầm". "Nhưng các quốc gia phải cảnh giác bởi vì virus vẫn tiếp tục lưu hành trong số các gia cầm không có dấu hiệu lâm sàng có thể nhìn thấy. Rủi ro có thể xảy ra đối với con người, nhất là là trong những tháng tới và đặc biệt là trong dịp năm mới của Trung Quốc", ông Lubroth lưu ý.

FAO đang giúp nhiều nước thành viên, đặc biệt là những nước có nguy cơ cao nhất, ứng phó với sự xuất hiện có thể có của cúm A(H7N9) trong các quần thể gia cầm bằng nhiều biện pháp phòng chống và sẵn sàng ứng phó, đánh giá rủi ro, kế hoạch khẩn cấp, tăng cường khả năng chẩn đoán và giám sát mục tiêu.

Kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên đến nay, Trung Quốc đã có 6 địa phương khác nhau xuất hiện cúm A(H7N9) gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, Thượng Hải và Hồng Kông (Trung Quốc). Theo thông tin từ Cục Y tế Trung Quốc, hiện cơ quan này đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới, cũng như cơ quan y tế các quốc gia tiếp giáp biên giới với Trung Quốc để kiểm soát diễn biến tình hình, làm tốt công tác phòng chống sự lây lan của dịch bệnh./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...