Nhớ những lời chúc tết năm Thìn của Bác Hồ

Trong những bài thơ xuân ngắn gọn mà mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của Bác Hồ, có 2 bài thơ thuộc năm Thìn.

Lần thứ nhất là năm Nhâm Thìn (1952) khi quân, dân ta đang hăng hái ra sức thi đua ái quốc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và lần thứ hai là năm Giáp Thìn (1964) khi đế quốc Mỹ chưa đánh phá bằng không quân ra miền Bắc.

Bác Hồ chúc tết năm Nhâm Thìn (1952)

Quân và dân ta đang hăng hái ra sức thi đua ái quốc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đúng giao thừa Tết năm Nhâm Thìn (1952), Nhân dân cả nước ta vui mừng được nghe Bác đọc bài thơ:

Xuân này, xuân năm Nhâm Thìn

Kháng chiến vừa 6 năm

Trường kỳ và gian khổ,

Chắc thắng trăm phần trăm.

Chiến sĩ thi giết giặc,

Đồng bào thi tăng gia

Năm mới thi đua mới

Thắng lợi ắt về ta.

Mấy câu thành thật nôm na

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

Bác Hồ chúc tết năm Giáp Thìn (1964)

Năm Giáp Thìn (1964), cả 2 miền đều giành những thắng lợi to lớn: Miền Nam anh dũng chiến đấu cho độc lập, tự do, miền Bắc ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho chiến trường miền Nam.

Kêu gọi chiến đấu và sản xuất để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, Người có bài thơ gửi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước, nội dung nêu lên sự toàn vẹn của đất nước, không thể chia cắt. Giữa những ngày gian khó, niềm tin tất thắng tỏa sáng trong thơ chúc tết của Người, nỗi vui mừng về ngày sum họp.

Bắc Nam như cội với cành,

Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng.

Rồi đây thống nhất thành công,

Bắc Nam ta lại vui chung một nhà.

Mấy lời thân ái nôm na,

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

Trong những ngày đầu xuân của dân tộc, giữa những chồi non nảy lộc, sắc trời như rạng rỡ buổi giao hòa trời đất, tĩnh tâm chiêm nghiệm lẽ đời, lời Bác dạy để cùng vững tin và phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo Đức Linh (Báo Lào Cai)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai