Ngày Tết dán giấy đỏ cầu may

Một trong những nghi lễ đặc sắc mà người Mông hoa thực hiện vào dịp tết Nguyên đán là tục dán giấy đỏ lên ban thờ và cột nhà, khu bếp và các nông cụ.


Người Mông hoa ăn tết cổ truyền trùng với tết Nguyên đán, họ còn giữ được nhiều tập tục, nghi lễ tâm linh độc đáo. Một trong những nghi lễ đặc sắc mà người Mông hoa thực hiện vào dịp tết Nguyên đán là tục dán giấy đỏ lên ban thờ và cột nhà, khu bếp và các nông cụ.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Sùng Hòa Chư (80 tuổi), thôn Bãi Bằng, xã La Pan Tẩn (huyện Mường Khương) cho biết: Theo truyền thống của người Mông hoa, vào ngày cuối cùng của năm, người đàn ông là chủ gia đình sẽ đi chặt một cành tre tươi còn nguyên lá về quét bồ hóng, mạng nhện, dọn sạch sẽ nhà cửa, với quan niệm quét đi những điều xấu, rủi ro của năm cũ. Sau đó thực hiện cúng “Xừ ka” thần linh trong nhà và làm nghi lễ dán giấy đỏ cầu may.

2.png

Trước khi cúng, chủ nhà sắp một mâm cỗ gồm gà luộc để nguyên con, xôi nếp, bánh dày, mèn mén (bột ngô nếp xôi) và rượu ngô rồi thắp hương khấn xin phép thần linh thổ địa, Thần núi và tổ tiên được lau dọn bàn thờ, bày tỏ lòng biết ơn với các đấng thần linh phù trợ cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no.

4.png

Tiếp đó sẽ khấn xin phép thực hiện nghi lễ dán giấy đỏ cầu may và mừng tuổi đồ vật, nông cụ trong nhà. Đầu tiên, người ta dán 3 miếng giấy đỏ lên đỉnh ban thờ, một miếng dán vào ống hương, sau đó chọn một cây cột chính trong nhà để dán. Tiếp theo sẽ xuống bếp dán vào vị trí chính giữa của bếp đun thường ngày rồi đến các vật khác như nồi nấu rượu, địu (lù cở), cối xay ngô, cối giã bánh dày… Cuối cùng sẽ dán cho các đồ nông cụ như dao, cuốc, cày… rồi mang vào chân bàn thờ tổ tiên dựng trong 3 ngày tết. Nghi lễ dán giấy đỏ của người Mông hoa nhằm cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn, sung túc, đủ đầy, đồng thời cũng xem như sự tri ân công cụ sản xuất.

 
3.png

Theo quan niệm của người Mông hoa, mỗi công cụ lao động như dao phát, cày, cuốc… đều có ý nghĩa đặc biệt, là phương tiện sản xuất không thể thiếu trong đời sống, vì thế dụng cụ lao động được người Mông hoa rất coi trọng, gần như một thành viên của gia đình. Việc dán giấy đỏ giống như việc “trả ơn” dụng cụ lao động sau một năm vất vả, gắn bó mật thiết với gia chủ hằng ngày.

Khi được hỏi tục dán giấy đỏ cầu may ngày tết của người Mông hoa có từ khi nào, ông Hoàng Chiếu, một người cao tuổi ở thôn Sà San, xã La Pan Tẩn, bảo: Nghi lễ này đã có từ rất lâu đời, chúng tôi được ông cha truyền lại; việc rửa dụng cụ và cho nó nghỉ ngơi trong mấy ngày tết là thể hiện tấm lòng biết ơn với công cụ lao động đã vất vả cả năm giúp con người sản xuất ra lương thực.

https://baolaocai.vn/ngay-tet-dan-giay-do-cau-may-post379574.html

 

 

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...