Đầu xuân vui hội Gầu tào

Ngày mùng 3 tết Giáp Thìn, tại một số xã vùng cao trên địa bàn tỉnh đã diễn ra Lễ hội Gầu tào.


UBND huyện Si Ma Cai khai hội Gầu tào tại xã Sín Chéng

Lễ hội Gầu tào truyền thống của huyện Si Ma Cai năm nay được tổ chức tại thôn Sản Sín Pao, xã Sín Chéng, trên một quả đồi thấp, đỉnh bằng phẳng tạo nên một bãi rộng, quay theo hướng Đông để cây nêu khi dựng lên đón được ánh nắng mặt trời.

si 2.jpg
si 3.jpg
Đồng bào Mông Si Ma Cai đi trẩy hội từ sớm.

Hôm nay nắng ấm nên rất nhiều người tập trung về khu vực trung tâm sân khấu từ rất sớm.

si 4.jpg
Lễ hội Gầu tào Sín Chéng 2024.

Khi mọi thứ đã chuẩn bị chu tất, chủ tế là người có uy tín trong cộng đồng đảm nhiệm việc điều hành phần lễ, đại diện cho dân bản báo cáo thành quả lao động sản xuất trong năm qua và ước muốn mùa vụ năm tới bội thu, chăn nuôi phát triển, thôn bản yên vui, nhà nhà đầm ấm.

si 10.jpg
Thầy cúng làm lễ bên cây nêu.
si 14.jpg
Cầu bình an, mùa màng bộ thu.

Lễ hội Gầu tào là nơi các gia đình người Mông cầu phước an lành, cầu thêm con cái; cầu sức khỏe và bình an.

si 5.jpg
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Si Ma Cai - Lý Xuân Thành khai mạc Lễ hội Gầu tào Sín Chéng năm 2024.

Ngay sau khi phần lễ kết thúc, phần hội sôi động được rất nhiều người mong đợi.

si 6.jpg
si 7.jpg
Những tiết mục văn nghệ mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông.

Chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương theo dõi, với những tiết mục đặc sắc, mang nét đặc trưng của đồng bào Mông, được đúc kết từ đời sống sản xuất.

si 13.jpg
si 16.jpg
si 17.jpg

Sôi động, kịch tính nhất chính là phần thi thể thao dân tộc: đẩy gậy, kéo co, ném còn… Các chàng trai vùng cao đua nhau trổ tài, khoe sức mạnh, khéo léo khi tham gia thi đấu trong sự cổ vũ nồng nhiệt của mọi người (ảnh trên).

si 9.jpg
Trẻ em tiếp nối mạch văn hóa truyền thống dân tộc Mông lâu đời.

Theo kế hoạch, lễ hội năm nay diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 12 - 14/2). Mỗi năm sẽ có một xã đăng cai, năm nay lễ hội do xã Quan Hồ Thẩn chủ trì tổ chức.

si 12.jpg

Đối với người Mông ở Si Ma Cai, Lễ hội Gầu tào không chỉ có ý nghĩa tâm linh, đây còn là dịp vui xuân bổ ích góp phần lưu truyền những nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc các xã vùng cao biên giới.

Bắc Hà tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2024

Sáng 12/2 (mùng 3 Tết), tại thôn Ngài Ma, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà tổ chức Lễ hội Gầu tào năm 2024.

e85abecd-951f-4024-b878-d80366e117a7.jpg
Lễ hội được tổ chức tại thôn Ngài Ma, xã Thải Giàng Phố.

Năm nay, Lễ hội Gầu tào được xã Hoàng Thu Phố đăng cai tổ chức, diễn ra trong 3 ngày, từ 12/2 - 14/2 (mùng 3 - 5 Tết). Lễ hội gồm 2 phần. Mở đầu là phần lễ, thầy cúng và các già làng, người có uy tín tổ chức làm lễ cúng và thực hiện nghi thức hát cúng vòng quanh cây nêu.

164_4632.00_01_17_12.Still006.jpg
Nghi thức cúng cây nêu.

Sau phần lễ là phần hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian, thể thao dân tộc diễn ra tưng bừng, sôi nổi... Trung tâm tổ chức lễ hội là nơi diễn ra hội thi hát giao duyên dân ca Mông.

164_4632.00_00_52_10.Still004.jpg
164_4632.00_00_33_29.Still003.jpg
Biểu diễn văn nghệ tại lễ hội.
164_4632.00_00_10_00.Still001.jpg
Hát giao duyên dân ca Mông.

Việc tổ chức lễ hội nhằm tạo sân chơi lành mạnh, vui tươi trong ngày Tết cho người dân địa phương, đồng thời hấp dẫn khách du lịch tham quan, khám phá, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa truyền thống, độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc huyện Bắc Hà…

https://baolaocai.vn/dau-xuan-vui-hoi-gau-tao-post379773.html

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai