Chợt nhớ lịch Mông

Cũng như các tộc người phương Đông, người Mông chia thời gian trong một năm ra 12 tháng. Mỗi tháng tương ứng với một con vật. Dẫu là vật nuôi hay thú hoang, là con vật có thật hay con vật mang tính tượng hình thì cũng đều gần gũi với con người.
 
Khởi đầu là con hổ, gọi là tsur (chú), tiếng Việt Nôm là Dần, tức tháng Giêng. Nhưng trong 12 con giáp ấy có 2 con gọi khác đi, đó là Mão - mèo thì người Mông dùng con thỏ và Mùi - dê thì người Mông dùng con cừu - zangx (zàng).

Có thể người ta không cần nhớ ngày theo con số, nhưng đã thành lệ, ai cũng nhớ ngày theo con giáp. Riêng với người cao niên còn biết ngày tốt, ngày xấu để tính ngày khởi phát nương, khởi cày ruộng, gieo hạt, đi tìm đá mài, đi săn… Theo đó, trước đây ở tỉnh thường họp chợ vào ngày Dậu và Mão, cách giữa 5 ngày. Mỗi tháng chỉ một lần trăng tròn đúng đêm Rằm. Vì vậy, người Mông chỉ tính mỗi tháng chẵn 30 ngày, không thiếu, không thừa. Từ đó, trong năm chỉ có 360 ngày, không có tháng nhuận và ngày thứ 360 là tết tất niên, người Mông gọi là ăn tết Mông - naox Môngz tsaz.
 


Đồng bào Mông Sa Pa du xuân.

Những thập niên cuối thế kỷ XX người Mông vẫn có thói quen ăn Tết Mông. Từ khi thực hiện chỉ đạo chung của Nhà nước thông qua sự quán triệt của chính quyền cơ sở các địa phương, người Mông mới ăn Tết Nguyên đán. So với Âm lịch, Tết Mông diễn ra có thể sớm trước từ nửa tháng, cho đến một tháng. Bởi vậy, những quan niệm về người Mông ăn tết sớm là do: “Mùa màng đã hoàn tất”, “ăn tết sớm để làm mùa vụ sớm”, “ăn tết sớm để nghỉ ngơi”… đều không đúng nghĩa.

Mỗi làng người Mông thông thường có một thầy cúng, tùy theo xem ngày con gì, từ 25 tháng Sửu - nhux hli cho đến ngày 29, thầy tự nguyện làm lễ cúng khai tết tại tư gia, không nhất thiết phải giục giã, phải có sự tham dự của các thành viên trong dòng họ hay trong làng. Lễ cúng khai tết chủ yếu xem vận hạn các hộ dịp Tết, nên cúng cầu cái gì, vị thần nào, như thần cột nhà, thần cửa, thần gia súc… hay thần sắt (nếu là thợ rèn đúc), dược vương (nếu chủ hộ đó biết hái thuốc lá chữa bệnh); hộ nào phải kiêng cấm như người trong gia đình không được đi chơi xa, hộ nào phải kiêng nước, lửa, kiêng sát sinh, kiêng đón khách lạ vào nhà… Những thông tin đó sẽ được các hộ tiếp nhận bằng cách đến hỏi hoặc người nhà thầy sẽ báo cho biết. Vì thế, có trường hợp hộ nào đó sẽ làm chủ hội Gầu tào, thường khai hội vào ngày mồng 2 Tết, nhưng vì ngày đó phải kiêng cấm nghiêm ngặt, nên phải chuyển sang mồng 3. Tuy nhiên, phải tương ứng với con giáp phù hợp thì công việc mới linh nghiệm. Với tục lệ tang ma, ngày thứ 3 sau khi chôn cất, phải làm lễ rào mộ, tức là xếp đá quây xung quanh, nhưng nếu ngày đó gia đình thiếu nhân lực, vật liệu thì chỉ làm lễ và quây lấy lệ rồi sẽ hoàn tất vào lúc nào đó. Cho đến chẵn 12 ngày, tương ứng với 12 tháng sẽ làm lễ giỗ đầu, gọi là uô xi, hay còn gọi là pua chu - puôs tsus.

Hiện nay, tuy đang dần hội nhập, giao thoa nhưng lịch Mông vẫn chi phối nhiều hoạt động trong cuộc sống, nhất là hoạt động sản xuất và các lễ tục tâm linh, trong đó hoạt động Tết biểu hiện rõ nhất về phong tục./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn

Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những lúc nông nhàn, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay buổi tối, chị em lại tề tựu về nhà văn hóa thôn tập và trao truyền cho nhau...