Người Dao đỏ mở hội hát giao duyên

Sáng mùng 9 tháng Giêng (tức 8/2), người dân xã Tả Phìn (Sa Pa) lại mở hội hát giao duyên các dân tộc.
 
Lễ hội thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham gia, khám phá nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc nơi đây.  Tham dự lễ hội, mọi người được hòa mình trong không khí tưng bừng của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như màn tái hiện Tết nhảy, lễ rước dâu của người Dao đỏ với nghi lễ theo phong tục truyền thống và những điệu hát giao duyên đậm nét văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, người dân địa phương và khách du lịch còn được tham gia vào các trò chơi dân gian như thi bắn nỏ, leo núi cắm cờ, kéo co, đi cầu thăng bằng, ném còn, đua lợn...
 

Hàng nghìn người dân và du khách đến tham dự lễ hội.



Du khách nước ngoài thích thú với các hoạt động tại lễ hội.



Đặc sắc lễ rước dâu của người Dao đỏ.



Tái hiện Tết nhảy.





Các trò chơi tại lễ hội.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai