Bảo Thắng triển khai mô hình Thôn thông minh thực hiện chuyển đổi số

Năm 2023, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng được tỉnh lựa chọn thí điểm Mô hình chuyển đổi số cấp xã. Sau gần 2 năm triển khai, diện mạo nông thôn mới thông minh tại xã Gia Phú dần thay đổi, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh, thôn thông minh, đem lại nhiều tiện ích cho người dân.

Hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Xây dựng bộ tiêu chí thực hiện thôn chuyển đổi số thông minh giai đoạn 2024- 2025

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đặt ra tiêu chí, xã nông thôn mới kiểu mẫu phải có ít nhất một mô hình thôn (xóm) nông thôn mới thông minh.

Để xây dựng Thôn thông minh thực hiện chuyển đổi số, huyện Bảo Thắng đã xây dựng bộ tiêu chí thực hiện thôn chuyển đổi số (CĐS) thông minh giai đoạn 2024- 2025 với 04 nhóm chỉ tiêu chính với 16 chỉ tiêu thành phần gồm: Hạ tầng số (04 chỉ tiêu); Chính quyền số (03 chỉ tiêu); Kinh tế số (03 chỉ tiêu); Xã hội số (06 chỉ tiêu).

Trong đó quan tâm chú trọng đến các chỉ tiêu chính như: Tỷ lệ dân số trưởng thành hoặc có điện thoại thông minh đạt 95%. Thôn có từ 1 đến 2 điểm lắp đặt Wifi miễn phí. Thôn tạo mã QZ để giới thiệu về thôn. Nhà văn hoá thôn (hoặc trung tâm học tập cộng đồng) được lắp đặt thiết bị máy tính, đường chuyền phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân. Cấp uỷ chi bộ, ban vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận thôn phải thành lập được 01 nhóm zalo thành viên nhóm là cán bộ thôn và đại diện các hộ gia đình trong thôn tham gia. 90% hộ gia đình trong thôn có tài khoản ngân hàng để thanh toán tiền điện, nước, mua sắm… không dùng tiền mặt . Thôn lưạ chọn được từ 1 đến 2 thủ tục hành chính toàn trình để hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến tại thôn.  Hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến, cung cấp tài liệu, tổ chức tập huấn... tập huấn theo hình thức cầm tay chỉ việc cho các thành viên của thôn CĐS thông minh; thành viên tổ CNS cộng đồng.

Thôn Đông Căm, xã Gia Phú: Mô hình điểm thôn thông minh thực hiện chuyển đổi số

Tháng 10/2023, xã Gia Phú thành lập mô hình điểm thôn Đông Căm. Tháng 01/2024, Tổ công nghệ số (CNS) thôn Đông Căm bắt đầu đi vào hoạt động để hướng dẫn người dân thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến tại thôn. Thời gian đầu, Tổ CNS của thôn lựa chọn 02 thủ tục dễ nộp nhất để thực hiện đó là: Thủ tục chứng thực bản sao (nộp trên cổng dịch vụ công của tỉnh Lào Cai); Thủ tục xác nhận thông tin về nơi cư trú (nộp trên dịch vụ công Quốc gia). Hàng ngày, 100% các thành viên tổ CNS của thôn có mặt tại nhà văn hoá để tự thực hành việc nộp hồ sơ của chính mình và người thân của gia đình (Mỗi hôm phải thực hành nộp hồ sơ trực tuyến 01 bộ hồ sơ chứng thực bản sao, 01 hồ sơ xác nhận thông tin về nơi cứ trú). Nếu hồ sơ nào sai sót không đúng, không đủ điều kiện, không tiếp nhận và trả lại, tiếp tục hướng dẫn cho đến khi thực hiện đảm bảo đúng quy trình 5 bước, từ việc tiếp nhận đến trả kết quả. Thôn thông báo rộng rãi đến Nhân dân việc tổ CNS thôn tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính cho Nhân dân tại nhà văn hoá thôn tuần 3 buổi từ 19h 30 đến 21h các ngày thứ 2,4,6 hàng tuần, trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, trên nhóm zalo thôn, qua tổ tuyên vận. Sau khi người dân được hướng dẫn nộp hồ sơ thành công trên cổng dịch vụ công, Tổ CNS có trách nhiệm lên xã nhận kết quả và trả kết quả cho người dân vào ngày hôm sau tại nhà văn hoá thôn.

- Đến nay tổ CNS thôn Đông Căm đã hướng dẫn, hoàn thiện 180 hồ sơ nộp trực tuyến trên dịch vụ công quốc gia và tỉnh Lào Cai, trong đó tập trung 03 lĩnh vực gồm: Tư Pháp, Công an, Thương binh Xã hội.

- 257/387 (66.4%) người dân từ 14 tuổi trở lên đã có tài khoản trên công dịch vụ công.

 

Thôn Đông Căm phấn đấu hết năm 2024 tỷ lệ người dân từ 14 tuổi trở lên có tài khoản trên công dịch công là 90%.

Bảo Thắng nhân rộng mô hình Thôn thông minh tại 14 xã, thị trấn

Từ thành công bước đầu của mô hình điểm tại thôn Đông Căm, xã Gia Phú, năm 2024, huyện Bảo Thắng đã chỉ đạo các xã, thị trấn, mỗi một đơn vị thành lập ít nhất 01 mô hình điểm về thôn/tổ dân số CĐS thông minh, trọng tâm là giúp người dân hiểu và nắm vững các quy trình nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công, góp phần rút ngắn khoảng cách trong chuyển đổi số.

Đến nay, tại 14/14 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng đã thành lập được 20 thôn, tổ dân phố CĐS thông minh với 105 thành viên tham gia, trong đó lực lượng chính, lực lượng nòng cốt là các đồng chí Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ và công dân tiêu biểu có am hiểu về công nghệ thông tin (Hộ kinh doanh điện thoại, máy tính). Các tổ CNS đã tích cực thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác CĐS đến với Nhân dân; trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công; tham gia thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ đó, cùng chính quyền xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số địa phương.

 

- 100% các thôn/tổ dân phố CĐS thông minh đã hướng dẫn Nhân dân nộp 1189 hồ sơ trên dịch vụ công trực tuyến.

- 100% các tổ đều có hồ sơ phát sinh.

 

 

Ban chỉ đạo XĐS của huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn huy động 1150 thành viên tổ CNS cộng đồng của 14 xã, thị trấn, đoàn thanh niên các cấp từ huyện đến cơ sở, thường xuyên hỗ trợ các thành viên của thôn/tổ dân phố CĐS thông minh, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến. Lựa chọn các thủ tục mà người dân có nhu cầu, người dân quan tâm để hỗ trợ giúp đỡ. Nội dung chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực: Chứng thực bản sao ( tất cả các văn, bằng chứng chỉ); cấp bản sao trích lục hộ tịch như: Cấp lại giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký tạm trú, tạm vắng; đăng ký kết hôn, xác định tình trạng hôn nhân...

Từ việc tổ chức triển khai mô hình, đã xuất hiện nhiều cách làm hay và sáng tạo như: Thôn Đông Căm lựa chọn các khung giờ từ 19h đến 21h các ngày 2,4,6 trong tuần để hướng dẫn bà con nộp hồ sơ trực tuyến; xã Phong Niên, xã Trì Quang, thị trấn Phố Lu lựa chọn công dân tiêu biểu, có am hiểu về công nghệ (như Hộ kinh doanh điện thoại; sửa chữa máy tính; Bí thư chi đoàn kiêm xã đội trưởng) để hướng dẫn bà con nộp hồ sơ trực tuyến. Thị trấn Tằng Loỏng ngoài lịch trực các ngày trong tuần, khuyến khích bà con Nhân dân là công nhân nộp hồ sơ trực tuyến vào các khung giờ theo ca trực. Tại các điểm của mô hình, đều có niêm yết số điện thoại của các thành viên thôn CĐS và lịch trực của thôn để mọi người liên lạc, tạo mã quét QZ để giới thiệu về thôn.

Việc thành lập mô hình thôn/tổ dân phố chuyển đổ số thông minh bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực, giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, từ đó lan tỏa, đưa công nghệ số đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Lào Cai: Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo số 6162 về việc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Bài 1: Xứng tầm đô thị trung tâm du lịch Bắc Hà

Theo Nghị quyết 1197/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2023 - 2025, từ ngày 1/11/2024, xã Tà Chải được nhập vào thị trấn Bắc Hà. Để quá trình sắp xếp, sáp nhập tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân, huyện...

Phải khơi gợi ý thức tự thân thoát nghèo trong Nhân dân

Làm việc với Đảng ủy, UBND xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) chiều 29/10 về công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà xuống cấp, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang chỉ đạo: "Để thoát khỏi danh sách 10 hộ nghèo nhất tỉnh, xã phải khơi gợi ý thức tự thân thoát nghèo trong Nhân dân; phải có mục tiêu rõ ràng, đã...

Tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Toàn tỉnh có trên 781 nghìn người, gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, các dân tộc thiểu số chiếm trên 66,2% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 1.174 thôn, tổ...

Bí thư Tỉnh uỷ Đặng Xuân Phong gặp gỡ lãnh đạo Đảng Lao động Mê-hi-cô

Tối 28/10/2024 (giờ Mê-hi-cô), tiếp nối các hoạt động đối ngoại tại Mê-hi-cô, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã gặp gỡ và làm việc với Tổng Bí thư Alberto Anaya Gutiérrez và...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai Đặng Xuân Phong và đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Mê-hi-cô

Ngày 28/10/2024 (giờ Mê-hi-cô), Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã đến Mê-hi-cô triển khai các hoạt động đối ngoại của tỉnh.