Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an sinh xã hội

An sinh xã hội là một trong những chủ trương, chính sách quan trọng của Ðảng và Nhà nước ta đã được quán triệt, bảo đảm thực hiện trong các thời kỳ phát triển của đất nước. Những năm qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, công tác an sinh xã hội ở Lào Cai tiếp tục đạt được nhiều thành quả tích cực, chính sách không ngừng cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được chăm lo ngày một tốt hơn với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Lào Cai đã bám sát yêu cầu, nội dung Nghị quyết số 15-NQ/TW và Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XI, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh uỷ ban hành các chương trình hành động, HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết và chỉ đạo UBND tỉnh. Đặc biệt, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã  đã ban hành Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TU ngày 13/01/2021 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Nam Cường, thành phố Lào Cai nhân Ngày Thương binh liệt sỹ 27-7.

Lào Cai thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 25.000 hồ sơ người có công với cách mạng; hơn 13.000 hộ người có công, trong đó hưởng trợ cấp hằng tháng hơn 3.000 người. Trong 10 năm (2013-2023), ngân sách nhà nước chi ưu đãi người có công đều tăng qua các năm. Công tác xác nhận hồ sơ được bảo đảm đúng về điều kiện, trình tự, thủ tục hồ sơ theo quy định tại các văn bản hiện hành.

Mỗi năm, tỉnh Lào Cai thực hiện cấp gần 17.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, quân nhân, cựu chiến binh, thanh niên xung phong; 100% người có công đến niên hạn được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình.

Phong trào vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” luôn nhận được sự quan tâm đóng góp của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và cá nhân trong và ngoài tỉnh, nhờ đó giai đoạn 2013-2023, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp đã huy động được gần 55,5 tỷ đồng. Nguồn quỹ được quản lý, sử dụng hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở cho người có công, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống...

Kết hợp giữa nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương tỉnh Lào Cai đã xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở đối với người có công và đã hoàn thành việc hỗ trợ cho 2.680 hộ, kinh phí thực hiện hơn 96 tỷ đồng. Từ nguồn ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trong giai đoạn từ 2013-2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà ở cho 1.024 hộ gia đình người có công, kinh phí hơn 36,5 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, cận nghèo theo Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 và sắp xếp dân cư theo Quyết định số 590/QĐ-TTg, Lào Cai đã hỗ trọ 1.815 nhà. Ngoài ra thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Năm 2023 tỉnh Lào Cai đã phê duyệt kế hoạch xây dựng 05 dự án nhà ở xã hội với diện tích đất lên khoảng 14,22 ha như: Dự án nhà ở xã hội đang đầu tư tại thị xã Sa Pa, nhà ở xã hội khu Lâm Viên (phường Nam Cường), nhà ở xã hội khu bờ tả sông Hồng (xã Vạn Hoà), nhà ở xã hội khu dân cứ giáp đường B6 kéo dài (phường Bắc Lệnh),…

Đến nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ còn hơn 900 hộ có khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ. Trong những năm tiếp theo tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục quan tâm thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công. Phấn đấu trước tháng 9/2025 sẽ hoàn thành hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100% hộ trên địa bàn...

Tỉnh Lào Cai hiện có 01 Trung tâm Điều dưỡng Người có công Sa Pa được thành lập ngày 09/02/2012 với nhiệm vụ điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho người có công trong và ngoài tỉnh Lào Cai. Mỗi năm, Trung tâm Điều dưỡng Người có công Sa Pa thực hiện điều dưỡng cho trên 500 lượt người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận.

Công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ và công trình ghi công liệt sỹ được quản lý, chăm sóc, tu bổ thường xuyên, kịp thời, đảm bảo khang trang, sạch đẹp.

Nhiều mô hình và giải pháp đặc thù nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao.

Công tác đào tạo nghề cho các đối tượng người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, lao động nữ, hỗ gia đình mất đất sản xuất,.. được quan tâm chú trọng. Trong đó tập trung tuyên truyền tại các xã nghèo, xã vùng cao có nhiều lao động dân tộc thiểu số và không có việc làm. Mạng lưới doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp về lĩnh vực du lịch – dịch vụ, thương mại phát triển mạnh, thu hút thêm lao động vào làm việc tại doanh nghiệp trong tỉnh. Đồng thời đã đẩy mạnh kết nối thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động trong tỉnh đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh và đưa lao động đi làm việc qua biên giới theo hợp đồng lao động. Số lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm tăng hơn cùng kỳ các năm. Đã có trên 400 doanh nghiệp và trên 52 nghìn lượt lao động tham gia nghe tuyên truyền và tư vấn tuyển dụng. Công tác giải quyết việc làm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cụ thể đến năm 2023 nông lâm nghiệp chiếm 52,7%, công nghiệp – xây dựng chiếm 15,58%, du lịch – dịch vụ chiếm 28,72%.

Công tác giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả khả quan, theo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2023, giảm 4,43%, vượt 0,43% kế hoạch của tỉnh và Trung ương giao. Thực hiện đảm bảo, kịp thời các chính sách của nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đẩy mạnh triển khai các dự án thành phần Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025.

Công tác trợ giúp đột suất, hỗ trợ sau thiên tai được triển khai kịp thời nhằm ổn định đời sống của Nhân dân, kết quả đã trợ cấp đột xuất cho trên 14.600 lượt người.

Đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân ngày được nâng lên. Công tác giáo dục, y tế, thể dục thể thao được tỉnh quan tâm. Mạng lưới trường lớp được hoàn thiện; quy mô giáo dục hợp lý đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân. Năm học 2023-2024 toàn tỉnh có 610 trường, 8.308 lớp với gần 235.000 học sinh. Chất lượng và hiệu quả giáo dục tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét, toàn diện, vững chắc ở tất cả các cấp học, nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều mô hình và giải pháp đặc thù nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện giáo dục hoà nhập và các chính sách ưu tiên trong giáo dục đối với trẻ khuyết tật.

Hệ thống y tế hoạt động ổn định, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức. 100% các trạm y tế xã đạt chuẩn nông thôn mới đã góp phần chăn sóc, nâng cao sức khoẻ Nhân dân. Phát triển y tế dự phòng, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác an sinh xã hội trong thời gian tới, Lào Cai xác định xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho nhân dân, nhất là người nghèo, người hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin.

Lào Cai đưa ra mục tiêu đến năm 2030: Bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, có mức sống từ trung bình khá trở lên so với mức sống của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Tỷ lệ thất nghiệp chung duy trì khoảng 1,2%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt hơn 45%.

Tỷ lệ hộ gia đình chăm sóc trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định đạt 100%; bảo đảm mức sống tối thiểu cho người hoàn cảnh khó khăn; trợ cấp xã hội cho hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo.

Xây dựng được ít nhất 7.600 căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 27,7m2 sàn/người.

Tỷ lệ tối thiểu người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa đạt 75%; tỷ lệ tối thiểu các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa đạt 80%...

Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế gắn với việc làm bền vững; nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Thăng Long

Tin Liên Quan

Tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Toàn tỉnh có trên 781 nghìn người, gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, các dân tộc thiểu số chiếm trên 66,2% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 1.174 thôn, tổ...

Bí thư Tỉnh uỷ Đặng Xuân Phong gặp gỡ lãnh đạo Đảng Lao động Mê-hi-cô

Tối 28/10/2024 (giờ Mê-hi-cô), tiếp nối các hoạt động đối ngoại tại Mê-hi-cô, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã gặp gỡ và làm việc với Tổng Bí thư Alberto Anaya Gutiérrez và...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai Đặng Xuân Phong và đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Mê-hi-cô

Ngày 28/10/2024 (giờ Mê-hi-cô), Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã đến Mê-hi-cô triển khai các hoạt động đối ngoại của tỉnh.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống Nhân dân

Với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của người dân, công tác phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn của xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa đã đạt rất nhiều kết quả tích cực. Đây cũng là xã đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025.

Phát huy vai trò truyền thông trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Bộ CHQS tỉnh Lào Cai - Bộ CHQS tỉnh Bò Kẹo (Lào): Hội đàm và ký kết kết nghĩa

Thực hiện kế hoạch công tác tại Lào, từ ngày 20/10 đến ngày 24/10, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lào Cai và Bộ CHQS tỉnh Bò Kẹo - nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã tổ chức hội đàm và ký kết kết nghĩa giữa hai đơn vị.