Dấu ấn Việt Nam trên nước bạn Lào nhìn từ Dự án trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon ở Mahaxay

Dự án "Trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon tại Mahaxay" nhằm giải quyết tình trạng suy thoái rừng và biến đổi khí hậu tác động đến cộng đồng nông nghiệp tại Mahaxay, Lào.

Các kỹ sư của dự án tiến hành trồng rừng tái tạo tại Mahaxay (Lào).

Các kỹ sư của dự án tiến hành trồng rừng tái tạo tại Mahaxay (Lào).

Được triển khai tại Mahaxay (Lào), dự án Trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon của Công ty Tín Chỉ Carbon Việt Nam - Carbon Credits Vietnam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Theo bà Mai Hà Phương, đại diện Carbon Credits Vietnam, dự án ra đời trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á.

Tính riêng tại Lào, từ năm 1990 đến nay, nhiệt độ trung bình ở quốc gia này đã tăng từ 1-2 độ C. Hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô và các đợt mưa kéo dài vào mùa mưa đã làm suy thoái đất, giảm năng suất nông nghiệp và gia tăng nguy cơ lũ lụt.

Mahaxay, thuộc tỉnh Khammouane, là khu vực đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những biến đổi này. Đây là vùng đất rộng lớn với sự phụ thuộc lớn của người dân vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Tình trạng phá rừng kéo dài trong 20 năm qua đã khiến diện tích rừng nguyên sinh tại Mahaxay giảm khoảng 30%.

Dấu ấn Việt Nam trên nước bạn Lào nhìn từ Dự án trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon ở Mahaxay ảnh 1

Một góc rừng Mahaxay.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế địa phương. Người dân Mahaxay, với thu nhập trung bình từ 500 đến 800 USD/năm, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Việc mất rừng đã làm giảm năng suất nông nghiệp, tăng nguy cơ xói mòn đất, lũ lụt và hạn hán, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế tiềm năng như du lịch sinh thái.

"Trong bối cảnh đó, dự án ra đời nhằm khắc phục sự suy thoái rừng tại Mahaxay và tạo ra mô hình kinh tế bền vững thông qua tín chỉ carbon. Các nghiên cứu cho thấy việc tái tạo rừng không chỉ giúp khôi phục hệ sinh thái mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng địa phương thông qua việc phát triển tín chỉ carbon và du lịch sinh thái", bà Phương thông tin.

Bên cạnh đó, dự án cũng hướng đến việc nâng cao nhận thức và đào tạo người dân về bảo vệ rừng, quản lý tài nguyên bền vững. Với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý rừng, dự án hy vọng tạo ra sự chuyển đổi bền vững cho cộng đồng, giúp họ thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế lâu dài.

Kết hợp tái tạo rừng và phát triển tín chỉ carbon

Thông tin thêm về Dự án, đại diện công ty cho hay, "Trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon tại Mahaxay" được thiết kế với nhiều sáng kiến và phát kiến mới nhằm giải quyết các thách thức về suy thoái rừng và biến đổi khí hậu, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho cộng đồng địa phương. Nổi bật nhất phải kể đến việc kết hợp giữa tái tạo rừng và phát triển tín chỉ carbon.

Đây cũng là hướng đi mới so với các dự án trồng rừng truyền thống, vốn chỉ tập trung vào việc trồng cây mà chưa tạo ra giá trị kinh tế bền vững lâu dài.

Dấu ấn Việt Nam trên nước bạn Lào nhìn từ Dự án trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon ở Mahaxay ảnh 2

Các kỹ sư của dự án khảo sát khu vực rừng tái sinh.

"Tín chỉ carbon được xem là công cụ tài chính quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính bằng cách khuyến khích và tạo động lực tài chính cho cộng đồng tham gia bảo vệ và tái tạo rừng", bà Mai Hà Phương nhấn mạnh.

Cũng theo bà Phương, dự án đặt mục tiêu tái tạo và phục hồi 150 ha rừng tại khu vực Mahaxay trong vòng 2 năm đầu tiên và mở rộng lên 10.000 ha trong 5 năm tiếp theo. Đây cũng là cơ sở để tạo ra từ 200.000 đến 350.000 tín chỉ carbon mỗi năm năm, tương đương với việc giảm lượng phát thải từ 200.000 đến 350.000 tấn CO2.

Điểm đặc biệt là Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý và giám sát rừng một cách hiệu quả hơn. Công nghệ AI hỗ trợ tính toán và xác định lượng carbon hấp thụ của rừng, giúp việc đo lường và báo cáo minh bạch hơn, bảo đảm độ chính xác cao khi phát hành tín chỉ carbon. Trong khi đó, GIS được sử dụng để theo dõi sự thay đổi diện tích rừng, tình trạng sức khỏe của rừng, và phân tích dữ liệu địa lý nhằm tối ưu hóa các hoạt động tái tạo.

Dấu ấn Việt Nam trên nước bạn Lào nhìn từ Dự án trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon ở Mahaxay ảnh 3

Không chỉ dừng lại ở việc trồng rừng và phát triển tín chỉ carbon, dự án còn tích hợp với du lịch sinh thái để khai thác tối đa tiềm năng của khu vực.

Một sáng kiến đáng chú ý của dự án là xây dựng mô hình với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là đối tác quan trọng. Dự án tổ chức các khóa đào tạo về kỹ thuật trồng rừng, quản lý tín chỉ carbon, và phát triển du lịch sinh thái, giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng cho người dân địa phương. Điều này không chỉ giúp tạo công ăn việc làm mà còn xây dựng năng lực cho cộng đồng tự quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

Không chỉ dừng lại ở việc trồng rừng và phát triển tín chỉ carbon, dự án còn tích hợp với du lịch sinh thái để khai thác tối đa tiềm năng của khu vực.

"Mahaxay có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển loại hình này, từ đó tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng. Bằng cách kết hợp bảo vệ môi trường và phát triển du lịch, dự án hướng tới việc xây dựng một hệ sinh thái kinh tế bền vững, giúp cộng đồng địa phương không chỉ có thu nhập từ nông nghiệp mà còn từ các hoạt động bảo vệ môi trường và dịch vụ du lịch", đại diện dự án cho biết.

Dấu ấn Việt Nam trên nước bạn Lào nhìn từ Dự án trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon ở Mahaxay ảnh 4

Điểm đặc biệt là Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý và giám sát rừng một cách hiệu quả hơn.

Về chi phí, Dự án có chi phí ban đầu dự kiến khoảng 1,5 triệu USD, bao gồm các khoản chi cho khảo sát, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua giống cây và đào tạo cộng đồng. Chi phí vận hành hằng năm ước tính 300.000 USD, dùng cho các hoạt động chăm sóc rừng, đo đạc tín chỉ carbon và bảo vệ rừng. Nguồn tài chính dự kiến đến từ việc bán tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế, với lợi nhuận hàng năm ước tính đạt 400.000 USD khi rừng đạt đến độ trưởng thành.

Theo Carbon Credits Vietnam, sau 2 năm triển khai, dự án đã phục hồi được 150 ha rừng; đồng thời mang lại thu nhập ổn định cho 200 hộ gia đình thông qua việc tham gia vào hoạt động bán tín chỉ carbon và phát triển du lịch sinh thái.

Song song, thông qua các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý rừng cho người dân, Dự án đã đóng góp vào việc cải thiện đa dạng sinh học, giúp khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái tại Mahaxay.

"Dự án hướng tới việc trở thành một mô hình mẫu về phát triển rừng và tín chỉ carbon không chỉ tại Lào mà còn mở rộng ra các khu vực khác trong Đông Nam Á", bà Mai Hà Phương kỳ vọng.

https://nhandan.vn/dau-an-viet-nam-tren-nuoc-ban-lao-nhin-tu-du-an-trong-rung-tai-tao-va-phat-trien-tin-chi-carbon-o-mahaxay-post842762.html

PV (theo Báo Nhân dân)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...