Tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao.
Theo đó, đối tượng thanh tra bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao gồm cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan thanh tra chuyên ngành.
 
Cụ thể, cơ quan thanh tra nhà nước gồm: Thanh tra Bộ Ngoại giao (gọi là Thanh tra Bộ); Thanh tra Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Thanh tra Sở). Cơ quan thanh tra chuyên ngành là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
 
Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa thành lập  Sở Ngoại vụ thì Thanh tra tỉnh thực hiện công tác thanh tra hành chính, Thanh tra Bộ thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
 
Trong hoạt động thanh tra ngoại giao có hai nội dung là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
 
Đối với nội dung thanh tra hành chính, thanh tra Bộ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao. Thanh tra Sở thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Đối với nội dung thanh tra chuyên ngành gồm 10 nội dung cụ thể như:
 
Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế: Tuân thủ đầy đủ các quy định về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
 
Về quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế ở Việt Nam: Cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, thực hiện các quy trình tổ chức hội nghị, hội thảo theo đúng quy định của pháp luật.
 
Về quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam: việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước; tuân thủ các nội dung theo giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
 
Về công tác lãnh sự: Việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, hủy hộ chiếu, cấp thị thực và thực hiện của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh; thực hiện các quy định của pháp luật về quốc tịch, hộ tịch của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý.
 
Về công tác lễ tân: Thực hiện các quy định về nghi lễ đối ngoại trong công tác tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài, đón tiếp khách nước ngoài, đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế.
Công tác thông tin đối ngoại: thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động của văn phòng thường trú, phóng viên nước ngoài thường trú và không thường trú tại Việt Nam.
 
Công tác ngoại giao kinh tế:Thực hiện các quy định về công tác ngoại giao kinh tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.
 
Công tác ngoại giao văn hóa: Thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ngoại giao văn hóa.
 
Công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra chuyên ngành về công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia.
 
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài./.
 
Hoài Thương

Tin Liên Quan

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Cục Điện ảnh sẽ tổ chức "Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" từ ngày 24-30/4/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.