IMF hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2014

Ngày 8/4, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,6% trong năm 2014, giảm 0,1% so với mức dự báo đưa ra trong tháng 1.
 
Trong báo cáo mới nhất về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF cũng hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 xuống 3,9% so với mức 4% dự báo trước đó.

IMF cho rằng hoạt động kinh tế toàn cầu đã được củng cố trong nửa cuối năm 2013 và đà tăng trưởng này sẽ được cải thiện hơn trong hai năm 2014 - 2015. Tuy nhiên, nguy cơ suy giảm kinh tế chưa phải đã hết do các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, vốn đóng góp hơn 2/3 trong tổng mức tăng trường toàn cầu, vẫn đang phải đối mặt với các biến động thị trường và dễ bị tổn thương trước các nhân tố tác động từ bên ngoài.

Cũng trong báo cáo, IMF dự báo kinh tế khu vực đồng Euro (Eurozone) sẽ phục hồi ở mức 1,2% trong năm 2014 tuy nhiên thể chế tài chính này cũng khuyến cáo Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) nên cắt giảm lãi suất để phòng ngừa nguy cơ giảm phát.

Đặc biệt IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu từ 2,75% xuống còn 2,4% do những căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm 2014 cũng bị cắt giảm xuống còn 1,3% từ mức 1,9% do những rối loại tài chính tại thị trường mới nổi và những căng thẳng liên quan đến Ukraine.

Đối với các nền kinh tế phát triển, IMF vẫn giữ nguyên mức dự báo đưa ra trước đó là 2,2% trong năm 2014 và 2,3% trong năm 2015. Tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi cũng được dự báo là sẽ tăng từ 4,7% trong năm 2013 lên 4,9% trong năm 2014 và 5,3% vào năm 2015. Tuy nhiên, trong dự báo mới nhất, cả hai con số này đã được cắt giảm chút ít so với dự báo trước đó. Đối với nền kinh tế Trung Quốc, IMF cũng giữ nguyên dự báo về mức độ phát triển là 7,5% vào năm 2014 và 7,3% trong năm 2015. Về nền kinh tế Mỹ, IMF tái khẳng định dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể tăng lên 2,8% trong năm 2014 và tăng lên 3% vào năm tiếp theo.

Theo IMF, thời tiết mùa Đông khắc nghiệt bất thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động kinh tế trong đầu năm 2014, song sự tăng trưởng vẫn hy vọng tăng mạnh vào cuối năm nhờ xu hướng tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực nhà ở và tiêu dùng cá nhân....

Trong một đánh giá mới nhất về kinh tế toàn cầu, thể chế tài chính bao gồm 188 nền kinh tế thành viên đều bày tỏ lo ngại trước những rủi ro về mức lạm phát thấp và kéo dài của các nền kinh tế phát triển cũng như sự bất ổn định của dòng vốn và việc thắt chặt điều kiện tài chính quốc tế đối với các thị trường mới nổi ./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

“Thỏi nam châm” BRICS

Thêm nhiều quốc gia như Azerbaijan, Malaysia, Thái Lan… mới đây nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). Vị thế và sức hút ngày càng gia tăng của nhóm này đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận, nhất là đối với các nước Nam bán cầu, trong bối cảnh Hội nghị thượng...

Bước tiến mới trong chẩn đoán ung thư não

Các nhà khoa học vừa tìm ra phương pháp mới để phát hiện ung thư não nhanh, chính xác và ít tốn kém hơn so với phương pháp thông thường.

Ngành du lịch có thể đóng góp kỷ lục 11.100 tỷ USD vào GDP toàn cầu

Ngành du lịch dự kiến hỗ trợ gần 348 triệu việc làm trong năm 2024; trong khi chi tiêu cho du lịch tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Đức dự kiến sẽ đóng góp nhiều nhất cho GDP.

Cơ hội nâng cao vị thế của các quốc đảo Thái Bình Dương

Các quốc đảo Thái Bình Dương đang đối mặt nhiều thách thức, song cũng sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vị trí địa chính trị quan trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Mỹ Latin “kẹt” trong bẫy tăng trưởng thấp

Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAL) mới đây nhận định, nền kinh tế khu vực này vẫn “mắc kẹt” trong bẫy tăng trưởng thấp và sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 1,8% trong năm nay. Cơ hội việc làm kém và biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến mức dự báo thấp này.

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vì đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ đã lan rộng khắp Cộng hòa Dân chủ Congo trước khi lây lan sang các quốc gia khác. Cộng hòa Dân chủ Congo chính là nơi đầu tiên loại virus này được phát hiện ở người vào năm 1970.