Tết nguyên đán xưa và nay

Tết nguyên đán hay còn gọi là Tết cả là một ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam.

Không nói quá xa xôi chỉ khoảng chừng 20 năm về trước, để chuẩn bị cho những ngày Tết, các gia đình tất bật trước đó đến hàng tháng. Nhưng nay cùng với sự phát triển của xã hội và cuộc sống khá giả hơn của người dân, Tết nguyên đán cũng đã có phần thay đổi.

Với người Việt thì Tết được bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày ông Táo lên chầu Trời. Ông Táo được coi là vua bếp, người trông coi việc trong gia đình. Bởi thế dù giàu hay nghèo, gia đình nào vào ngày này cũng chuẩn bị mâm cơm cúng Ông. Mâm cơm cúng thì cũng tùy vào hoàn cảnh gia chủ mà có thể có ít hay nhiều nhưng mũ, áo giấy và cá chép thì ai cũng phải có. Ngày nay, cuộc sống bận rộn hơn, nhiều gia đình cũng đã đơn giản hóa việc làm cơm cúng thay vào đó là mua đồ chế biến sẵn. Bởi cá chép giờ đây không còn dễ thả ra sông hồ như trước nên người ta cũng thay cá sống bằng cá giấy.

Sau khi tiễn ông Táo lên trời, cũng là lúc dọn dẹp trang hoàng lại nhà cửa. Ngày xưa có tục dựng cây nêu, bởi người ta tin rằng những vật treo trên cây nêu sẽ báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây có người. Bên cạnh đó, vào buổi tối người ta treo chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà chơi với con cháu. Nay thì phong tục này chỉ còn một số nơi giữ được. Ở các thành phố lớn, đất chật người đông, lại thêm các chung cư cao tầng mọc lên như nấm cũng chẳng còn đâu đất mà dựng cây nêu ngoài cửa. Nhưng một vài năm trở lại đây thấy rộ lên phong trào mua mía để tượng trưng thay cho cây nêu. Cũng hay hay vì tết xong có thể hạ nêu xuống cả nhà cùng thưởng thức.


Tết xưa nhà nào cũng có một lọ hoa thược dược nhiều màu sắc...


Tục chơi hoa Tết cũng là một trong những phong tục cầu kỳ, thể hiện sự tinh túy của người Việt. Đặc biệt đối với ông bà ta thì để có một lọ hoa đẹp, một chậu kiểng đẹp ngày Tết rất lắm công đoạn cầu kỳ. Trên bàn thờ gia tiên nhất thiết phải có bông vạn thọ, trường xanh hay lọ hoa huệ. Trong nhà thì phải có lọ hoa thược dược đủ màu tượng trưng cho những điều ước mong một năm mới khoẻ mạnh và trường thọ với nhiều niềm vui.
Ngoài Bắc chuộng hoa đào, miền Nam lại ưa hoa mai vàng...


Ở mỗi vùng, miền hoa chưng cũng khác nhau, ví như miền Nam thích mai vàng, còn miền Bắc lại chuộng hoa đào, nhiều gia đình ngoài hoa chính là đào và mai còn có thêm chậu quất. Người ta quan niệm rằng, quất càng sai thì năm đó gia chủ càng có nhiều lộc. Cho đến nay, tục lệ chơi hoa và quan niệm cũ vẫn tồn tại nhưng bên cạnh một số loài hoa truyền thống thì ngày càng có nhiều hơn những loại hoa mới. Những loại này có tây có ta, có ngoại nhập và có lai giống…tất cả góp phần làm cho ngày Tết thêm nhiều màu sắc.

Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Người Việt xưa quan niệm Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Đến nay dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi song tục lệ truyền thống này vẫn được duy trì. Tuy nhiên việc gói bánh chưng thì đã khác xưa. Nếu như trước kia để có bánh chưng nhà nào cũng phải tự gói tự luộc thì nay dịch vụ đã làm thay việc đó. Nếu như trước kia việc chuẩn bị gói và luộc bánh chưng là công việc cả gia đình cùng xúm vào vui vẻ thì nay niềm vui đó không còn nữa bởi chỉ cần tạt qua chợ là có thể có ngay vài cặp bánh.

Mâm ngũ quả ngày Tết cũng là một tục lệ truyền thống vô cùng độc đáo của người Việt. Mâm ngũ quả ngoài việc để cúng ông bà tổ tiên còn thể hiện sự tinh tế, sung túc của gia chủ. Gọi là mâm ngũ quả nên nhất thiết phải có 5 loại quả. Tùy từng vùng, các miền mà nên mâm ngũ quả cũng ít nhiều khác nhau tuy nhiên thường thì cũng chỉ có những loại quả như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…Mỗi thứ quả này đều mang một ý nghĩa Chuối - phật thủ: như bàn tay che chở; Bưởi - dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn; Hồng - quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.


Mâm ngũ quả ngoài việc để cúng gia tiên, ông bà còn để cầu cho sự sung túc của năm mới..


Sau khi cúng giao thừa thì tục xông đất cũng là một trong nhưng nét văn hóa thú vị mà đến nay người dân Việt vẫn rất tin tưởng. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Những người làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều. Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận…

Tết là dịp để mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp, đây cũng là khoảng thời gian bày tỏ sự yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ


Tết là dịp để mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum họp, đây cũng là khoảng thời gian bày tỏ sự yêu thương, kính trọng đối với bố mẹ, ông bà, tổ tiên..Bởi vậy mà người xưa có câu “Mồng một là Tết nhà cha”. Sáng mùng một sau khi lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt mừng tuổi chúc Tết. “Mồng hai nhà mẹ”, cha mẹ và con cháu phải sang nhà ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa hai gia đình. “Mồng ba Tết thầy”, sau công ơn của cha mẹ sinh thành dưỡng dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Ngày nay, tục lệ này tuy vẫn được giữ gìn song cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Vẫn mùng một Tết cha, mùng hai Tết Mẹ và mùng ba Tết Thầy nhưng hình thức, lễ nghi thì được đơn giản hóa hơn ngày xưa.

Năm mới Quý Tị đã gần kề, năm nay với biến động chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, chắc rằng sẽ có nhiều khoản chi sắm Tết cần phải thắt chặt hơn. Đào, mai, bánh chưng hay mâm ngũ quả với nhiều gia đình hẳn sẽ phải giảm bớt nhưng quan trọng hơn là mỗi người con Việt Nam đều ý thức được việc gìn giữ những giá trị cội nguồn của dân tộc. Tết nguyên đán nay tuy đã có những thay đổi nhưng cái hồn của dân tộc thì vẫn đã và đang được lớp lớp các thế hệ kế tục và giữ gìn./.
(theo Cinet)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...