Miền Bắc sẽ đón Tết Nguyên đán với thời tiết đặc trưng của mùa Xuân

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định: Các tỉnh miền Bắc sẽ trở rét, có nơi rét đậm, rét hại kèm theo mưa phùn rải rác trong nửa đầu của đợt nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ. Do vậy, người dân nơi đây vẫn đón Tết trong hình thái thời tiết mang nét đặc trưng của mùa Xuân.
 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) 

Cụ thể là từ ngày 8/2 (tức 28 Tết), dự báo sẽ có một đợt không khí lạnh tương đối mạnh tràn về gây rét ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Từ 9/2 (tức 29 Tết) đến ngày 13/2 (tức 4 Tết), khu vực đồng bằng Trung du Bắc bộ nhiệt độ trung bình ngày vào khoảng 14 độ C - 16 độ C. Vùng núi cao các tỉnh Hà Giang, Lào Cai sẽ rét đậm, có thể sẽ xuất hiện sương muối.

Trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết (tức ngày 10 - 11/2 Dương lịch), nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 13 độ C, mưa phùn. Khoảng mùng 3 Tết (ngày 12/2), Miền Bắc có thêm một đợt không khí lạnh bổ sung, khiến nhiệt độ khu vực này tiếp tục giảm xuống khoảng 1 độ C. Hình thái thời tiết này dự kiến kéo dài đến khoảng ngày 14/2 (tức 5 Tết).

Các tỉnh Trung Trung bộ và Nam Trung bộ trong những ngày đầu của kỳ nghỉ Tết, nhiệt độ vào khoảng 20 độ C - 23 độ C, độ ẩm không khí 80% - 90%. Tây Nguyên , Nam bộ những ngày đầu nghỉ Tết thời tiết tương đối mát mẻ, không có nắng nóng, se se lạnh về ban đêm. Tuy vậy những ngày cuối của kỳ nghỉ Tết nhiệt độ trở lại bình thường, ngày nắng nóng, không mưa, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 33 độ C - 36 độ C.

TP Hồ Chí Minh, những ngày đầu kỳ nghỉ, trời vẫn nóng vì lạnh chưa xâm nhập tới. Đến ngày 28 - 29, Tết nắng nóng sẽ giảm bớt cho đến ngày mồng 1, mồng 2, mồng 3 Tết trời sẽ mát mẻ./.

(theo TTXVN)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...