Công nghiệp điện tử Việt Nam hấp dẫn DN nước ngoài

Theo Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp điện tử Singapore (AEIS), sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ trở thành hiện tượng trong một vài năm tới.

Ông Duangdej Yuaikwarmdee, Phó Giám đốc Công ty Reed Tradex (một đơn vị chuyên tổ chức các triển lãm về công nghệ máy móc thiết bị và công nghiệp phụ trợ chuyên ngành Cơ kim khí, METALEX Vietnam; về Công nghệ SMT&Công nghệ kiểm tra, Thiết bị và Công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế tạo điện tử, NEPCON Vietnam), dự đoán vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có khả năng tăng trưởng mạnh trong năm 2014, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chung và dẫn đến kết quả là một nền kinh tế tăng trưởng “kép”.

Theo ông Duangdej Yuaikwarmdee, các nhà sản xuất và nhà đầu tư nước ngoài tìm thấy sự hấp dẫn của nguồn lao động chi phí thấp, thị trường nội địa rộng lớn của Việt Nam và quan tâm đầu tư lâu dài, bất chấp những thách thức về cơ cầu kinh tế.

Điển hình như Công ty Samsung Hàn Quốc đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy thứ 2 của mình (trị giá khoảng 2 tỷ USD), dự kiến sẽ đạt công suất 120 triệu thiết bị một năm, gấp đôi công suất hiện tại ở Việt Nam.

Nhiều công ty lĩnh vực điện tử khác cũng đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Nokia đã mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam (300 triệu USD), được kỳ vọng sẽ tạo ra 10.000 việc làm và sản xuất 45 triệu thiết bị cầm tay mỗi quý. Nhà sản xuất máy in và máy photocopy, Fuji Xerox, cũng đã mở nhà máy 90,2 triệu USD tại Hải Phòng, đây là cơ sở đầu tiên của công ty Nhật Bản này tại các nước Đông Nam Á với mục đích đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng...

Điều này đã thúc đẩy sản lượng xuất khẩu điện tử, đặc biệt là điện thoại di động, có sự gia tăng đáng kể trong vài năm gần đây, chiếm tới 24,5 % tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Cũng theo ông Duangdej Yuaikwarmdee, mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu điện tử của Việt Nam vào năm 2017, trị giá 40 tỷ USD, có thể đạt được. Tuy nhiên, để tăng số lượng các công ty điện tử trong nước có thể xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là dưới thương hiệu Việt Nam, sẽ là một thách thức lớn.

Do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực sản xuất điện tử đang tạo nhiều cơ hội cho các công ty nhỏ cung cấp dịch vụ hoặc phụ tùng cho các công ty lớn. Đây là một dấu hiệu tốt, cơ hội tốt cho ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam phát triển.

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Singapore (AEIS), ông Adam See, cho rằng: “Sự phát triển của công nghiệp Việt Nam sẽ trở thành hiện tượng trong một vài năm tới”. Do đó, theo ông Adam See, Triển lãm “NEPCON Vietnam-2014” tới đây sẽ là cơ hội vàng cho các nhà công nghiệp tìm kiếm công nghệ phù hợp để nâng cao năng suất. Tại đây, khoảng 60 thành viên từ 16 công ty hàng đầu thế giới sẽ giới thiệu các công nghệ sản xuất, linh kiện, phụ tùng và phụ kiện tiên tiến nhất cho ngành lắp ráp điện tử.

Còn bà Wendy Trang, Tổng Giám đốc Công ty Ito Vietnam, chia sẻ: “Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và là dấu hiệu tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay”. Ito Vietnam là chi nhánh Việt Nam của tập đoàn Ito chuyên cung cấp các loại thiết bị sử dụng trong chế tạo và lắp ráp các mạch in mật độ cao và màn hình phẳng.

“Thời gian qua, Ito Vietnam đã thành công trong việc cung cấp các thiết bị với hệ số giá, hiệu suất cao tới ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Tại triển lãm NEPCON Vietnam-2014, chúng tôi sẽ thu hút các nhà công nghiệp bằng công nghệ ACF, Công nghệ pha chế, và Công nghệ hàn phù hợp với cả các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ", bà Trang cho biết.

Diễn ra từ ngày 9-11/10 tới tại TPHCM, “NEPCON Vietnam”, triển lãm duy nhất tại Việt Nam về Công nghệ SMT&Công nghệ kiểm tra, Thiết bị và Công nghiệp hỗ trợ cho ngành Chế tạo điện tử sẽ có tới 200 thương hiệu nhà cung cấp công nghệ từ 20 quốc gia và 10.000 chủ nhà máy, quản lý sản xuất, kỹ sư… tham gia. Cùng địa điểm với “NEPCON Vietnam 2014” là Triển lãm quốc tế về máy công cụ và công nghệ gia công kim loại giúp nâng cao sản xuất - “METALEX Vietnam 2014”.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.