Tưng bừng Tết nhảy của người Dao đỏ ở Phìn Ngan (Bát Xát)

Càng về khuya, đêm Sải Duồn càng lạnh nhưng trong căn nhà ông Tẩn Duần Phú (trưởng dòng họ Tẩn), tiếng trống, tiếng chiêng mỗi lúc càng trở nên dồn dập, cuốn hút hơn. Bếp lửa rực hồng như nhảy múa theo tiếng nhạc. Mấy thầy cúng và hàng chục thanh niên người Dao đỏ cuốn vào những điệu nhảy, xung quanh là tiếng hò reo, cổ vũ của mọi người.
 
Năm nay, đồng bào người Dao đỏ thôn Sải Duồn, xã Phìn Ngan (Bát Xát) tổ chức Tết nhảy to hơn hẳn mọi năm. Tết nhảy mừng năm mới là một nghi lễ truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở xã Phìn Ngan. Nghi lễ được 5 dòng họ lớn trong xã là: Tẩn, Chảo, Vàng, Lý, Phàn tổ chức vào tối mồng 1 Tết ở nhà ông trưởng họ.

Ngay từ chiều mồng 1, tiếng trống đã vang lên gọi mọi người đến cùng nhau mổ lợn, mổ gà và chuẩn bị mọi thủ tục cần thiết cho việc làm lễ. Sau bữa cơm chiều, các thầy cúng khấn vái mời tổ tiên, dòng họ về ăn Tết với con cháu. Tiếp đó, hàng chục thanh niên, trai tráng khỏe mạnh được chọn sẽ nhảy múa theo sự hướng dẫn của thầy cả.

Tết nhảy thường có các điệu: Nhảy mở đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên về ăn Tết; nhảy chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất; nhảy múa mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần… Mỗi điệu đều có ý nghĩa riêng. Ở điệu múa cờ, thầy cúng và nhiều thanh niên đầu đội khăn vải đỏ, tay cầm cờ trắng, cờ đỏ, múa tiến, múa lui uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiếng trống chiêng rộn ràng… Đặc biệt, có điệu nhảy dâng gà rất huyền bí. Thầy cả và các thanh niên cầm gà trống đỏ, nhảy múa dâng gà, giơ lên đầu, vác gà qua vai, vặt cổ gà, sau đó cắt tiết gà làm lễ.

Sau các màn nhảy, thầy cả và các thầy cúng làm lễ tổ tiên và tất cả mọi người cùng ngồi vào mâm cỗ uống rượu mừng năm mới, chúc nhau những điều chúc tốt lành, cầu cho nhà ai cũng có sức khỏe, con cháu sum vầy, tiền của đầy nhà, mùa màng bội thu. Bữa liên hoan vui vẻ có khi kéo dài đến khi gà gáy sớm hôm sau.

Đến thôn Sải Duồn tham dự Tết nhảy, chung vui với bà con dòng họ Tẩn, ông Chảo Vần Phẩy, Bí thư Đảng ủy xã Phìn Ngan cho biết: Năm nay, sau Tết Nguyên đán, xã Phìn Ngan được huyện Bát Xát chọn tổ chức lễ hội mừng xuân mới nên bà con phấn khởi lắm. Trong đó cũng có diễn lại nghi lễ Tết nhảy độc đáo này. Tết nhảy mừng năm mới của đồng bào Dao đỏ xã Phìn Ngan là một nét văn hóa quý báu, được các dòng họ bảo tồn, lưu giữ, không để mai một theo thời gian.

Dưới đây là một số hình ảnh trong nghi lễ Tết nhảy của đồng bào Dao đỏ thôn Sải Duồn, xã Phìn Ngan đêm mồng 1 Tết:

Thầy cúng làm lễ.

Nhảy chào tổ tiên, dòng họ.

Dâng rượu mời rượu tổ tiên, dòng họ.
Màn múa cờ.

Dâng gà trống đỏ trước bàn thờ tổ tiên, dòng họ.

Nghi lễ múa dâng gà.

Lễ cúng cuối cùng trong nghi lễ Tết nhảy.

Mọi người mời rượu, chúc nhau những điều may mắn, tốt lành trong năm mới.


(Theo báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...