Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng năm 2013 đạt 5,67%

Năm 2012 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ những diễn biến bất lợi của nền kinh tế thế giới, nhưng với sự nỗ lực không ngừng, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng hợp lý. Bước sang năm 2013, nhân dân cả nước đã và đang đồng lòng để tiếp tục ổn định nền kinh tế vĩ mô, giữ vững tốc độ tăng trưởng.
Ảnh minh họa (Ảnh: V.T)
 

Trước quyết sách của Chính phủ, năm 2012 Việt Nam đã đạt được một số thành tựu về kinh tế như: tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,44%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 1,89 %; khu vực dịch vụ tăng 2,7%. Về xuất nhập khẩu, năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hoá kể từ năm 1993, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp.
Thành tựu của năm 2012 còn được ghi nhận bởi lạm phát được kiềm chế và kinh tế vĩ mô ổn định. Năm 2012, CPI tháng 12 chỉ tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.
Có thể thấy, thời điểm phục hồi kinh tế Việt Nam vẫn còn phía trước nên việc đồng hành với khó khăn vẫn còn tiếp diễn trong thời gian gần tới đây. Theo nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, để kinh tế Việt Nam năm 2013 tăng trưởng đạt mức 5,67%, Chính phủ vẫn cần thiết duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức tương tự như năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linh hoạt. Chú trọng triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế Nhà nước. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công. Đối với đầu tư công, cần ưu tiên và tiếp tục đầu tư vào các chương trình, dự án có tính kết nối giữa các chương trình, dự án đã hoàn thành hoặc đang được tiến hành để tạo nâng tối đa công năng của các công trình tạo sức mạnh lan tỏa của toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, nhiều cũng chuyên gia kinh tế cho rằng, điều quan trọng hiện nay của vực dậy nền kinh tế là hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hỗ trợ doanh nghiệp mà lại cứ lo bị giảm nguồn thu thì sẽ không có sự hỗ trợ thực sự. Vì vậy, sang năm 2013, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất một số giải pháp "mạnh" như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoàn thuế bảo vệ môi trường cho túi ni lông, tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, giảm tiền thuê đất... Đây thực chất vẫn là những khoản cho doanh nghiệp nợ và doanh nghiệp đã khó khăn không có doanh thu không có lợi nhuận thì coi như không được hỗ trợ gì. Do vậy, nếu có thể, Chính phủ sẽ phải chấp nhận không thu một số khoản coi như hỗ trợ doanh nghiệp thay vì "cho nợ" mới mong vực dậy được sản xuất.
Về dài hạn, để chính sách tài khóa đạt được hiệu lực, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách khác, trong đó các vấn đề về cân đối ngân sách, cân đối đầu tư công cần được tính toán trong mối tương quan với tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng. Cần thay đổi tư duy điều hành chính sách tài khóa của Việt Nam hiện nay: thành công của chính sách tài khóa dựa trên cơ sở đảm bảo thu – chi cho đủ hoặc thâm hụt không quá 5% như Quốc hội đề ra cho năm 2012. Điều này khiến cho việc phối hợp giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ hay các chính sách khác trong điều hành kinh tế vĩ mô là bất khả thi.
Và để nền kinh tế hoạt động hiệu quả, không thể đòi hỏi hai chính sách tiền tệ và tài khóa cùng song hành thực hiện những mục tiêu mâu thuẫn nhau. Giai đoạn 2013 – 2015, chính sách tài khóa - tiền tệ cần hướng đến kiểm soát chặt chẽ các yếu tố gây lạm phát cao từ phía tổng cầu và các yếu tố tác động làm suy giảm tổng cầu quá mức. Qua đó, mới đảm bảo quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công. Mặt khác, phải kiểm soát các yếu tố gây đột biến lạm phát từ chi phí đẩy, đặc biệt là lộ trình điều chỉnh hợp lý giá các ngành hàng, dịch vụ từ giá bao cấp sang giá thị trường.
Ngoài ra, phải tiếp tục những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí… hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp (nhất là những chính sách về đất đai, đầu tư…) nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn FDI từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ… vào các nước ASEAN, định hướng dòng vốn này vào những lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư, loại bỏ những dự án đầu tư với công nghệ cũ, lạc hậu… cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của đầu tư FDI (hiện tượng chuyển giá) lên cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
Cuối cùng, cần từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp và thực hiện nghiêm túc, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sử dụng vốn, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên mới nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, giữ vững mức tăng trưởng./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...