Xuất siêu tăng mạnh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất siêu trong 1 tháng rưỡi vừa qua (từ 1/1-15/2) đạt mức khá cao, là tín hiệu khả quan để tiếp tục cải thiện cán cân tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối.
Xuất siêu được nhận diện trên một số góc độ khác nhau. (1) Tổng xuất siêu đạt mức lớn nhất từ trước tới nay (cùng kỳ năm trước nhập siêu 538,7 triệu USD). (2) Xuất siêu đạt được ở cả hai khu vực: khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng hầu như tuyệt đối; khu vực kinh tế trong nước xuất siêu nhẹ; trong khi cùng kỳ năm trước, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhập siêu 321,5 triệu USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 217,2 triệu USD. Điều đó chứng tỏ, cả 2 khu vực đều có cố gắng để chuyển vị thế từ nhập siêu sang xuất siêu. (3) Theo thời gian, tháng 1 xuất siêu 774,6 triệu USD; nửa đầu tháng 2 xuất siêu 614,4 triệu USD- đó đều là các mức xuất siêu kỷ lục từ trước tới nay.

Xuất siêu đạt được do xuất khẩu tiếp tục đạt được nhiều sự vượt trội.

So với cùng kỳ, xuất khẩu tăng 29,1%- đó là tốc độ tăng rất cao và cũng là tín hiệu khả quan để có thể tăng cao hơn theo kế hoạch (10%). Tăng trưởng cao đạt được ở cả 2 khu vực (khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN và khu vực có vốn đầu tư trong nước), trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao hơn (57,9% so với 42,1%) và tăng trưởng với tốc độ cao hơn (33,0% so với 23,3%). Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng chủ yếu, trong đó có nhiều mặt hàng kim ngạch tăng cao hơn tốc độ chung, như hạt tiêu; sắn và sản phẩm sắn; hoá chất; túi xách, ví, va li, mũ và ô dù; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng dệt may; sắt thép các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng.

Mới qua 1 tháng rưỡi, đã có 23 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 10 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD, đặc biệt có 3 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (dệt may 2.103,7 triệu USD, điện thoại các loại và linh kiện 1.941,9 triệu USD, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.098,3 triệu USD).

Theo thị trường, mới qua 1 tháng rưỡi đã có 25 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 100 triệu USD, trong đó có các thị trường lớn (Hoa Kỳ 2.028,5 triệu USD, Nhật Bản 1.179,7 triệu USD, Trung Quốc 1.176,2 triệu USD, Hàn Quốc 625,4 triệu USD, Đức 483,2 triệu USD, Malaysia 451,7 triệu USD, Anh 369,4 triệu USD..).

Trong 89 thị trường chủ yếu, Việt Nam có vị thế xuất siêu với 53 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu đạt trên 100 triệu USD có 13 thị trường (Hoa Kỳ 1.616,6 triệu USD, Anh 313,9 triệu USD, Nhật Bản 303,9 triệu USD, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất 258,4 triệu USD, Hongkong (Trung Quốc) 215 triệu USD, Campuchia 206,6 triệu USD, Hà Lan 187,2 triệu USD, Tây Ban Nha 169,2 triệu USD, Đức 152,7 triệu USD, Áo 137,8 triệu USD...).

Tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhiều so với nhập khẩu (29,1% so với 11,3%). Trong các mặt hàng, có 25 đạt trên 100 triệu USD, có 7 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1.777 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.765 triệu USD, điện thoại các loại và linh kiện 807 triệu USD, xăng dầu các loại 750 triệu USD, vải các loại 724 triệu USD, sắt thép các loại 671 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu 579 triệu USD).

Như có thể nhận định kết quả xuất siêu của 1 tháng rưỡi đầu năm 2013 là tín hiệu khả quan để tiếp tục cải thiện cán cân tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối.
(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng...

Viettel khai trương Trung tâm dữ liệu có công suất tiêu thụ điện 30MW

Đây là Trung tâm dữ liệu (DC) thứ 14 của Viettel và là DC đầu tiên ở Việt Nam được thiết kế công suất cao, với 60.000 máy chủ, 2.400 rack, 21.000m2 mặt sàn, tổng công suất điện 30MW.