Trưng bày tôn vinh di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam

Trưng bày chuyên đề "Văn hóa Phật giáo Việt Nam" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức đã chính thức khai mạc ngày 25/2 tại Hà Nội. Trưng bày đặc sắc này góp phần giới thiệu đến công chúng gần 200 tài liệu, hiện vật có niên đại từ đầu công nguyên tới thời Nguyễn gồm tranh, tượng Phật, trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí...Qua đó, khái quát những nét đặc trưng và giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh văn hóa dân tộc.



Tượng Bồ Tát Quan Âm bằng gỗ, được sơn son thếp
vàng từ thời nhà Mạc được trưng bày (ảnh: báo Công an)

Gần 200 tài liệu, hiện vật dược trưng bày, giới thiệu theo các nội dung thể hiện sự hình thành phát triển của Phật giáo nước ta từ 10 thế kỷ đầu công nguyên; thời Lý - Trần; thời Lê sơ- Mạc; thời Lê Trung Hưng- Tây Sơn và thời Nguyễn. Nội dung đầu tiên trưng bày các tài liệu, hiện vật thể hiện sự hình thành, phát triển của Phật giáo Việt Nam từ thời khởi nguyên tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu, lan tỏa ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ và văn hóa Phật giáo ở vùng Champa cổ đại ở miền Trung, văn hóa Óc Eo ở miền Nam. Phần trưng bày di sản văn hóa Phật giáo Lý - Trần thể hiện sự phát triển rực rỡ, được coi là quốc giáo của Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn đậm nét trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, ở giai đoạn này, ngoài các thiền phái du nhập vào Việt Nam trước đó, có một dòng thiền Việt Nam đã xuất hiện là thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm mang ý nghĩa lớn về tính độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Thời kỳ này, chùa chiền mọc lên ở khắp nơi, trong đó có nhiều ngôi chùa quốc tự như chùa Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích, chùa Thầy, chùa Phổ Minh, chùa Bối Khê...
Sau thời Lý -Trần, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và là nền tảng để xây dựng mọi thể chế chính trị, xã hội. Đạo Phật với sức sống mãnh liệt vẫn được các tầng lớp nhân dân ta tin theo. Thời Lê sơ, dấu tích mỹ thuật Phật giáo hiện tồn rất ít nhưng đến thời Mạc đã có dấu hiệu phục hưng với hàng trăm công trình chùa tháp được tu sửa, làm mới. Đến thời Lê Trung Hưng- Tây Sơn thì ngày càng có nhiều ngôi chùa được trùng tu, xây dựng mới, trong đó có nhiều kiệt tác điêu khắc. Đặc biệt, trong phần trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu tới công chúng một bảo vật quốc gia đặc biệt là chiếc trống đồng Cảnh Thịnh bằng đồng, đúc vào thời Tây Sơn 1800. Ngoài giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu phản ánh trình độ tư duy, sáng tạo, quan niệm nhân sinh, nghệ thuật thời Tây Sơn, trống đồng Cảnh Thịnh còn cho thấy sự bảo tồn, lưu giữ truyền thống đúc, sử dụng trống đồng là biểu tượng linh thiêng của người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước đó. Phật giáo thời Nguyễn đã để lại cho dân tộc ta một khối di sản văn hóa khổng lồ với hàng ngàn ngôi chùa kéo dài từ Bắc tới Nam được trùng tu, hàng loạt bộ kinh phật được in khắc; nhiều bộ tranh thờ Phật giáo bằng nhiều chất liệu...
Trưng bày chuyên đề "Văn hóa Phật giáo Việt Nam" diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội đến hết tháng 8/2013 để đông đảo công chúng trong và ngoài nước cùng thưởng thức./.
 
Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...