Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ

Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ngày càng tăng ở Việt Nam trong khi tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động trong nước ở mức cao so với thế giới - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

 Ảnh minh họa. Nguồn: vietnamnet.vn

Theo ILO, khoảng 72% phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam và tỷ lệ này cao hơn phần lớn các nước khác trên toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong số ít quốc gia có khoảng cách lương về giới ngày càng tăng, ngược với xu hướng giảm ở phần lớn các nước khác trong giai đoạn 2008-2011 so với giai đoạn 1999-2007.

Theo Báo cáo Lương Toàn cầu 2012-2013 của ILO, khoảng cách thu nhập theo giới của Việt Nam tăng 2% trong giai đoạn vừa qua.

Số liệu năm 2011 của Tổng cục Thống kê cho biết, thu nhập của phụ nữ thấp hơn nam giới 13%. Khảo sát lương công nhân trong các doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện trong năm 2012 cũng cho thấy lương của nữ công nhân ít chỉ bằng 70-80% các đồng nghiệp nam. Khoảng cách thu nhập theo giới trung bình trên toàn cầu ở mức 17%.

Chuyên gia cao cấp của ILO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế, ông Tim De Meyer cho rằng: “Khoảng cách ngày càng tăng cho thấy một chiều hướng đáng lo ngại mặc dù khó xác định được tỷ lệ chính xác ở Việt Nam do các dữ liệu về lương và thu nhập không được thu thập một cách hệ thống và các khảo sát thường không tính đến toàn bộ những gì người lao động được hưởng như các khoản phúc lợi, thưởng và trợ cấp.”

Báo cáo Điều tra Lao động xuất bản năm 2012 cho thấy thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ thấp hơn nam giới ở tất cả các khu vực kinh tế - Nhà nước, ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài. Ngay cả trong các ngành nghề chủ yếu tuyển dụng phụ nữ như y tế, công việc xã hội và bán hàng, phụ nữ vẫn chịu mức lương thấp hơn các đồng nghiệp nam.

Trong khi đó, khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động cho thấy phụ nữ thường chỉ làm những công việc thông thường trong khi các vị trí quản lý thường do nam giới đảm trách. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng cho biết, nữ lao động thường có ít cơ hội được đào tạo cơ bản cũng như được đào tạo lại, nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc so với các đồng nghiệp nam. Chị em có gia đình còn chịu nhiều thiệt thòi hơn nữa.

Ông De Meyer khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện điều khoản “trả lương bình đẳng cho các công việc có giá trị ngang nhau” quy định trong Bộ Luật Lao động.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng cũng cho rằng việc thực thi pháp luật nói chung là một vấn đề khác trong việc cấm phân biệt đối xử theo giới đã được quy định trong pháp luật lao động quốc gia. Bà Nguyễn Thị Thu Hồng nói: “Khoảng cách thu nhập về giới không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đó là một quá trình đòi hỏi những nỗ lực của không chỉ từ phía doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn mà cả bản thân lao động nữ”.

Theo bà Nguyễn Kim Lan, điều phối viên quốc gia về bình đẳng giới của ILO Việt Nam, phụ nữ cần có nhiều hơn cơ hội được tiếp cận với giáo dục, đào tạo kỹ năng, cơ hội việc làm, thăng tiến mà không phải chịu những định kiến về giới và phân biệt đối xử. “Cần khai thác tiềm năng của một nửa lực lượng lao động và những lợi ích tiềm tàng của việc đa dạng hóa lực lượng này” - bà Nguyễn Kim Lan nói./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...