Công bố Báo cáo "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam 2014"

Ngày 23/7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) công bố báo cáo "Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam 2014" (CAMS 2014).



Quang cảnh buổi hội thảo.

Báo cáo CAMS 2014 phản ánh cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và những nhóm cá nhân khác đến từ nhiều khu vực khác nhau trong nền kinh tế về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (KTTT) tại Việt Nam trong thời gian qua.

Khảo sát CAMS 2014 cho thấy, những người tham gia khảo sát đánh giá cao chất lượng một số dịch vụ công do khu vực tư nhân cung cấp (y tế, giáo dục, công chứng, giao thông công cộng). Đồng thời, việc nhà nước xác định chuyển giao một số dịch vụ công sang cho khu vực tư nhân thực hiện là một chủ trương nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số người tham gia khảo sát (99%).

Báo cáo cũng cho biết thêm, đa số những người ủng hộ nền kinh tế thị trường vẫn muốn có "bàn tay" can thiệp của nhà nước để bình ổn giá của những hàng hóa thiết yếu. Tỷ lệ này năm 2014 là 75%, tăng 7% so với 2011. Việc vận hành kinh tế thị trường ở Việt Nam có thể chưa thực sự tạo niềm tin và đem lại hiệu quả tích cực cho xã hội như tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm, d��ch vụ và do vậy khiến người dân có tâm lý mong chờ sự can thiệp của nhà nước.

Kết quả điều tra CAMS 2014 một lần nữa khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhóm khảo sát đối với mô hình kinh tế thị trường (89%), sở hữu tư nhân trong doanh nghiệp (71%) và yêu cầu minh bạch trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách (94%), tăng nhẹ so với khảo sát năm 2011 (kết quả tương ứng lần lượt là 87%, 69% và 92%).

Phát biểu tại lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI đánh giá: “Kết quả này cho thấy những cải cách mà Việt Nam đang thực hiện phù hợp với nhu cầu của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đưa ra những phát hiện đáng chú ý như kỳ vọng rất lớn về vai trò của Nhà nước trong kiểm soát giá cả, tình trạng lưỡng thể của nền kinh tế, đánh giá hiệu quả của chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước hay bình ổn giá chưa cao... Kết quả của nghiên cứu này sẽ là những chỉ báo quan trọng cho các cơ quan hoạch định chính sách cũng như các cơ quan nghiên cứu thúc đẩy những chương trình nghiên cứu và hành động cụ thể, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam vận hành đúng hướng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho từng công dân Việt Nam”./.
Theo Kim Dung/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...