Việt Nam phấn đấu đứng đầu ASEAN về công tác thống kê

Đến năm 2017, Việt Nam trở thành quốc gia trong nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN về thống kê thương mại hàng hóa quốc tế và đến năm 2020 trở thành quốc gia trong nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN về công tác thống kê.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Đề án hội nhập thống kê ASEAN giai đoạn 2016 - 2020”. Mục tiêu chung của Đề án là đến năm 2020, Thống kê Việt Nam hội nhập toàn diện, đủ năng lực để đáp ứng cơ bản yêu cầu và có sự hài hòa, tương thích với Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN (Thống kê ASEAN), đưa Thống kê Việt Nam thuộc nhóm các nước có nền thống kê phát triển trong khu vực ASEAN.

Cụ thể, đến năm 2016, Việt Nam hình thành cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức thống kê trong nước; trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) là cơ quan đầu mối quốc gia về cung cấp số liệu cho Thống kê ASEAN.

Đến năm 2017, Việt Nam trở thành quốc gia trong nhóm bốn nước đứng đầu ASEAN về thống kê thương mại hàng hóa quốc tế. Đến năm 2020, Thống kê Việt Nam đáp ứng trên 90% yêu cầu số liệu của Thống kê ASEAN; phấn đấu trở thành quốc gia trong nhóm năm nước đứng đầu ASEAN về công tác thống kê; hầu hết các hoạt động thống kê ASEAN được truyền thông; toàn bộ số liệu thống kê ASEAN được phổ biến trong nước.

Để đạt được các mục tiêu trên, giải pháp đưa ra là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện tổ chức thống kê; phát triển nhân lực; phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức thống kê; xây dựng cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin.

Trong đó, Đề án sẽ thực hiện nâng cao chất lượng số liệu thu thập qua báo cáo thống kê, điều tra thống kê, sử dụng hồ sơ hành chính và đăng ký hành chính cho mục đích thống kê; đẩy mạnh chia sẻ và trao đổi thông tin thống kê giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên ASEAN; bố trí lực lượng công chức thống kê tại các sở, ngành để thu thập, tổng hợp thông tin thống kê đáp ứng yêu cầu quản lý của các bộ, ngành và địa phương.../.
Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...