70 năm Ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thách thức lớn nhất đối với đối ngoại hiện nay là cùng lúc phải giải quyết tốt hai nhiệm vụ: Giữ gìn môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển; đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội.



Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại hội thảo.

Ngày 12/8, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức hội thảo khoa học “70 năm Ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Hội thảo có sự tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương và các nhà khoa học.

Hội thảo đã nghe 8 bài tham luận và nhiều ý kiến phát biểu của các bậc lão thành và các nhà khoa học. Các ý kiến phát biểu đều nhất trí cho rằng kể từ ngày thành lập 28/8/1945, ngành ngoại giao Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước kia cũng như sự nghiệp đổi mới, hội nhập và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Ngoại giao cũng góp phần to lớn trong việc củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ra đời trong bối cảnh vận mệnh đất nước ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, ngành ngoại giao, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bước ngay vào cuộc chiến chống thù trong, giặc ngoài; góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân và tranh thủ thời gian quý báu để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao đã góp phần vào những trang sử vàng của dân tộc trong việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, qua thắng lợi tại các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Geneva; Hội nghị Paris.

Đất nước thống nhất nhưng tiếp tục đứng trước các thách thức to lớn về an ninh và phát triển. Ngoại giao lại cùng với các ngành bước vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, đấu tranh bảo vệ biên cương, giải quyết vấn đề Campuchia và phá thế bao vây cấm vận.

Bước vào thời kỳ đổi mới, ngoại giao đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới tư duy, chính sách phát triển, chính sách đối ngoại; triển khai quá trình bình thường hóa quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn; từng bước đưa đất nước hội nhập vào khu vực và thế giới; góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc.

Giai đoạn nào cũng có khó khăn và thách thức nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào hoạt động ngoại giao luôn gắn chặt với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngành ngoại giao không chỉ có hoạt động của Bộ Ngoại giao mà còn có hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, trong đó sự phối hợp giữa ba binh chủng Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có vai trò vô cùng quan trọng.

Ngoại giao đồng hành và phối hợp chặt chẽ trong hoạt động đối ngoại của Đảng, đối ngoại của Quốc hội, ngoại giao nhân dân trên các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thông tin đối ngoại và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu nhân dân.

Các ý kiến phát biểu trong hội thảo từ các bậc lão thành và các nhà khoa học giúp Bộ Ngoại giao nhận thức rõ hơn về những đóng góp của ngành, về truyền thống vẻ vang mà các thế hệ cán bộ ngoại giao đi trước đã xây dựng nên, về nhiệm vụ đặt ra và gợi mở cho các cán bộ ngoại giao hôm nay về con đường phía trước.
 

 
Hội thảo khoa học “70 năm Ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thách thức lớn nhất đối với đối ngoại hiện nay là cùng lúc phải giải quyết tốt hai nhiệm vụ: Giữ gìn môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển; đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội. Việc giải quyết tốt đồng thời hai nhiệm vụ này ngày càng khó khăn hơn trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn, có những biến chuyển phức tạp, khó lường; cạnh tranh về các nguồn lực phát triển, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống nổi lên ngày càng gay gắt.

Bên cạnh đó, đối ngoại hôm nay cũng có những thuận lợi to lớn: toàn cầu hóa, cách mạng khoa học phát triển nhanh; xu thế hòa bình hợp tác và phát triển tiếp tục nổi trội và quan trọng nhất là đất nước ta sau 30 năm đổi mới đã có thế và lực mới.

Ngoại giao qua 70 năm xây dựng và trưởng thành đã để lại những di sản và nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Ngoại giao trong thời gian tới cần tiếp tục chủ động, sáng tạo để phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tận dụng xu hướng hoà bình, hợp tác, xu hướng toàn cầu hoá và sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm mang lợi thế phát triển cho đất nước.

Các ý kiến phát biểu tại hội thảo cũng giúp Bộ Ngoại giao hiểu rõ hơn nhiệm vụ “đi đầu” trong công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược, chính sách; đi đầu trong kiến tạo nền tảng quan hệ với các nước, các đối tác; trong xử lý các tình huống nảy sinh, để không những tạo môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển, bảo vệ Tổ quốc mà còn tham gia vào quá trình triển khai chính sách thu hút nguồn lực cho phát triển.

Hội thảo cũng là dịp để Bộ Ngoại giao hiểu rõ những yêu cầu mà đối ngoại Đảng, đối ngoại Quốc hội; các bộ, ban, ngành, địa phương đặt ra cho Ngoại giao. Với trách nhiệm là lực lượng nòng cốt trong mặt trận đối ngoại, với đặc thù là ngành có mạng lưới rộng khắp các cơ quan đại diện trên thế giới, Ngoại giao phải chủ động, tích cực hơn nữa trong đáp ứng yêu cầu của các bộ, ban, ngành, địa phương về thông tin, về sự hợp tác phục vụ nhiệm vụ chung. Đây là nhiệm vụ vinh quanh nhưng rất nặng nề./.
Theo Nhật Nam/LCĐT

Tin Liên Quan

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó,...

Không chủ quan với lạm phát

Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước ta tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Những con số này cho thấy diễn biến lạm phát vẫn cơ bản ổn định và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều dự báo cũng cho thấy, giá...

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu...