Khám phá thượng nguồn sông Chảy

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419m) và sườn Đông Bắc đỉnh Kiều Liên Ti (2.402m) ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Giang. Sông đi qua địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi hợp lưu với sông Lô ở Phú Thọ, nhưng đoạn đẹp nhất là ở Lào Cai.
 
Nhằm khai thác tiềm năng của dòng sông Chảy, nơi có những vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và cũng là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc vùng cao, tỉnh Lào Cai đã đưa vào khai thác tour du lịch khám phá sông Chảy bằng thuyền để phục vụ du khách. 

Sông Chảy - đoạn qua xã Tả Thàng (Mường Khương).    (Ảnh: Mạnh Dũng)

Sông Chảy có hai mùa là mùa nước lớn và mùa nước cạn. Mỗi mùa dòng sông mang một vẻ đẹp riêng. Nếu như mùa nước lớn, con sông trở nên mênh mang kỳ vĩ thì đến mùa nước cạn, con sông lại hiền hòa, dịu êm. 

Dọc theo đôi bờ sông Chảy, du khách được khám phá vẻ đẹp của hồ thủy điện Cốc Ly; vẻ đẹp của hang Tiên với muôn vàn khối thạch nhũ lung linh kì ảo; ngắm thác nước tuyệt đẹp Tà Lâm và những cánh rừng gỗ nghiến xanh ngắt. Trên hai bờ sông còn có các bản làng với những ngôi nhà sàn đơn sơ của đồng bào các dân tộc. Xa xa, trên các sườn núi, những con đường ngoằn ngoèo chạy dài trông như những dải lụa trắng mờ ảo trong sương. 


Điểm đặc biệt của tour khám phá sông Chảy không chỉ là hành trình thưởng ngoạn cảnh quan đôi bờ, mà còn ở chính những chuyến lên bờ dừng chân khám phá tại các bản làng. Tại đây, du khách sẽ được người dân đón tiếp nồng hậu bằng những câu ca, điệu múa và các món ăn đặc sản của người địa phương.

Cũng trên chuyến đi này, du khách còn được tham quan chợ Bắc Hà, chợ Cốc Ly - những khu chợ từ lâu đã làm nên bản sắc của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai. Chợ bày bán những sản vật bình dị do chính người dân trong vùng làm ra như: Thổ cẩm, ớt khô, mớ rau, con gà, đặc sản gạo lúa nương, nồi thắng cố, bình rượu ngô...

Tuyến du lịch sông Chảy cũng đưa du khách đến với thị trấn Si Ma Cai, nơi có tới gần 80% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Si Ma Cai hấp dẫn du khách với nhiều lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc vùng cao như lễ hội Gầu Tào, lễ cúng rừng...

Hành trình khám phá sông Chảy sẽ đưa du khách đi qua nhiều vùng đất và khám phá vẻ đẹp độc đáo của mảnh đất Lào Cai./.

(Theo báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.

Lào Cai hưởng ứng Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Để đón đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và mùa du lịch hè 2024, thúc đẩy phát triển du lịch và triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa, tỉnh Lào Cai tham gia phát động Chương trình “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu” trên địa bàn tỉnh.

Lào Cai - điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ

Chỉ còn hai ngày nữa kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 sẽ chính thức bắt đầu. Theo kế hoạch, dịp này các địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu, thu hút du khách. Hiện các điểm du lịch, cơ sở lưu trú cũng đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ thú vị.

Khảo sát, điền dã các di tích danh lam, thắng cảnh tại huyện Bát Xát

Trong 2 ngày, 23 và 24/4, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Bảo tàng tỉnh thực hiện khảo sát, điền dã thác Ong Chúa và đỉnh núi Nhìu Cồ San (thuộc thôn Nhìu Cù San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát) để lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích danh lam, thắng cảnh cấp tỉnh.