Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Cộng hoà Síp đạt thỏa thuận về cứu trợ vỡ nợ

Sáng 25/3, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt thỏa thuận vào phút chót với Cộng hòa Síp về kế hoạch cứu trợ, chặn đứng nguy cơ vỡ nợ tại khu vực ngân hàng nước này.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet). 
Thỏa thuận đạt được sau 12 giờ đàm phán căng thẳng, yêu cầu đóng cửa Ngân hàng Nhân dân lớn thứ 2 của Cộng hoà Síp (còn gọi là Ngân hàng Laiki). Ngân hàng Síp, ngân hàng số 1 hiện nắm giữ 1/3 lượng tiền gửi ở quốc đảo này và gần như toàn bộ lượng tiền gửi của Nga, sẽ tiếp quản từ Laiki các khoản tiền gửi dưới 100.000 Euro, theo luật đảm bảo tiền gửi của EU, để trở thành “ngân hàng tốt”. Tuy nhiên, Ngân hàng Síp sẽ áp dụng chính sách cắt giảm đối với mọi khoản tiền gửi trên 100.000 Euro, vốn không được đảm bảo theo luật pháp EU.

Phát biểu sau khi kết thúc cuộc thảo luận, Tổng thống Cộng hoà Síp Nicos Anastasiades tỏ ý hài lòng với kết quả này. Trong khi đó, Chủ tịch Eurogroup, nhóm cố vấn gồm các Bộ trưởng tài chính 17 nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ông Jeroen Dijsselbloem cho biết: Các Bộ trưởng tài chính Eurozone đã thông qua kế hoạch cứu trợ mới cho Cộng hoà Síp, đồng thời tỏ ý hoan nghênh các biện pháp nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở quốc đảo này.

Các cuộc đàm phán về cứu trợ vỡ nợ giữa lãnh đạo EU, IMF, ECB (Ngân hàng trung ương châu Âu) và Khu vực đồng Euro nhằm giúp Cộng hoà Síp tự huy động gần 7 tỷ Euro để nhận được gói cứu trợ 10 tỷ Euro, đã được EU và IMF nhất trí trước đây gần 10 ngày, song lại bị Quốc hội Síp bác bỏ. Tiền cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp chỉ bằng một phần nhỏ so với tiền cứu trợ dành cho Hy Lạp, song khủng hoảng ở Síp sẽ tác động mạnh đến các nền kinh tế gặp khó khăn khác trong EU như Hy Lạp và Italia.

Trước đó, ECB tuyên bố sẽ ngừng “bơm” tiền cho các “quỹ hỗ trợ thanh toán khẩn cấp” (ELA) nếu Cộng hoá Síp không ký được thỏa thuận cứu trợ vỡ nợ với EU và IMF vào ngày 25/3. Quyết định này của ECB sẽ kéo theo sự vỡ nợ ở các ngân hàng và sự sụp đổ của nền kinh tế Síp./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...