Kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức

Theo nhiều chuyên gia, kinh tế toàn cầu đang đối mặt với vô số thách thức lớn.
 
Ảnh minh hoạ.
Tại châu Âu, những vấn đề cơ bản của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) như triển vọng tăng trưởng thấp, suy thoái tiếp diễn, khả năng cạnh tranh sút kém và gánh nặng nợ công và nợ tư nhân khổng lồ vẫn chưa được giải quyết.

Góp thêm vào những khó khăn này là thỏa thuận giữa các thành viên trụ cột của Eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các quốc gia đang mang trên vai gánh nợ lớn, các cuộc cải cách và biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để đổi lấy các gói cứu trợ tài chính.

Sự mệt mỏi với việc “thắt lưng buộc bụng” được thể hiện rõ nét qua thành công của các lực lượng chống thể chế trong cuộc bầu cử tại Italia vừa qua, các cuộc biểu tình lớn trên đường phố tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và giờ đây là vấn đề giải cứu các ngân hàng Síp.

Các thành viên khác trong Eurozone, do nóng lòng hạn chế những rủi ro đối với những người đóng thuế của họ, đã tỏ ý các chủ nợ phải gánh vác việc cứu trợ là cách của tương lai. Bên ngoài Eurozone, ngay cả Anh cũng đang phải vật lộn để khôi phục tăng trưởng, trong khi thái độ chống “thắt lưng buộc bụng” cũng đang tăng mạnh tại Bulgaria, Rumania và Hungary.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế đang bị mất cân bằng giữa các khu vực ven biển và trong nội địa, giữa nông thôn và thành phố, tiết kiệm và đầu tư cố định quá nhiều, tiêu dùng tư nhân quá ít, bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, môi trường xuống cấp, ô nhiễm không khí, nước và đất đai đang đe dọa sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm.

Nhật Bản đang thử một thí nghiệm kinh tế mới để ngăn chặn lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, phục hồi lòng tin kinh doanh và tiêu dùng nhưng cũng vấp phải những thách thức lớn như vẫn chưa rõ có thể xử lý giảm phát bằng chính sách tiền tệ hay không. Hơn nữa, những căng thẳng với Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền tại biển Hoa Đông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong khi dù nền kinh tế Mỹ đang diễn ra một số xu hướng tích cực (khu vực nhà đất đang phục hồi, dầu mỏ và khí đốt đá phiến sẽ giảm chi phí năng lượng và tăng sức cạnh tranh, việc làm đang nhiều lên do chi phí lao động tăng tại châu Á, và việc nới lỏng định lượng đang hỗ trợ cả nền kinh tế thực lẫn các thị trường tài chính) nhưng rủi ro vẫn còn đó với tỷ lệ thất nghiệp và nợ của các hộ gia đình vẫn ở mức cao.

Mặc dù các thị trường đang nổi khác tại châu Á và Mỹ Latinh có sự năng động hơn BRICS, nhưng sức mạnh của họ sẽ không đủ để biến thành trào lưu toàn cầu./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...