Những diễn biến liên quan đến virus H7N9

WHO khẳng định không có dấu hiệu cho thấy các trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc là do lây từ người sang người, song không thể loại trừ khả năng loại virus này đã lây lan theo cách thức tương tự như chủng virus H5N1.
 
Ảnh minh hoạ.
Theo Người phát ngôn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Gregory Hartl, căn cứ vào 14 trường hợp được xác nhận nhiễm virus H7N9 ở Trung Quốc, có thể khẳng định không có dấu hiệu lây từ người sang người và không có mối liên hệ có thể dẫn đến đại dịch.

WHO cũng cho biết, mặc dù chưa có dấu hiệu của việc virus cúm H7N9 lây truyền từ người sang người nhưng hiện tại 400 người có tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 vẫn đang được theo dõi chặt chẽ. Trong khi đó, Tổ chức Lương - Nông của Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi nông dân và những người chăn nuôi thường xuyên rửa tay và nuôi giữ động vật ở cách xa khu vực sinh sống của gia đình.

FAO cảnh báo sự tiếp xúc trực tiếp với động vật mắc bệnh có thể gây nguy cơ cho con người, đồng thời mọi người không nên ăn thịt động vật bị bệnh cũng như không lấy động vật bị bệnh làm thức ăn cho các động vật khác. Cần tiêu hủy những động vật bị bệnh nếu xác định được động vật đó là nguồn gốc gây nguy hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, cần thông báo ngay cho chính quyền những dấu hiệu bị bệnh hoặc tình trạng chết đột ngột và không rõ nguyên nhân của các loài gia cầm, chim nuôi, chim hoang dã hoặc các động vật khác để nhà chức trách có các biện pháp xử lý an toàn và ngăn chặn virus lây lan.

Trong một diễn biến khác, ngày 5/4, chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết xét nghiệm ban đầu các mẫu bệnh phẩm của một bé gái 7 tuổi có các triệu chứng của bệnh cúm sau khi đi chơi Thượng Hải hồi tháng trước đã cho kết quả âm tính với virus cúm H7N9.

Bé gái này từng đi du lịch Thượng Hải, Giang Tô và Hồ Nam cùng gia đình từ ngày 23/3-3/4. Sau chuyến đi, ngày 5/4, em bị sốt và đau họng, sau đó đã được đưa tới bệnh viện. Hiện em đang được cách ly để điều trị và trong tình trạng ổn định.

Người phát ngôn Sở Y tế Hong Kong cho biết hiện đặc khu hành chính này chưa phát hiện người nào bị nhiễm virus H7N9. Các du khách đến Hong Kong, đặc biệt từ Thượng Hải, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang, nếu có các triệu chứng sốt hoặc đau họng đều được yêu cầu đeo khẩu trang, theo dõi tình trạng sức khỏe và phải thông báo lộ trình du lịch với bác sỹ.

Nhằm ngăn chặn cúm gia cầm, từ ngày 6/4, nhiều chợ kinh doanh gia cầm sống ở Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa. Chính quyền thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang đã ra lệnh cấm buôn bán gia cầm sống sau khi phát hiện một số chim cút nhiễm virus cúm H7N9 được bán trên thị trường. Chính quyền thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô cũng cho biết sẽ sớm ban hành lệnh cấm vận chuyển gia cầm sống ra, vào thành phố này./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...